Cảm xúc tiêu cực là gì? Cách xóa bỏ cảm xúc tiêu cực

Cảm xúc tiêu cực là gì?

Cảm xúc tiêu cực là những cảm xúc mà chúng ta thường không thấy vui lòng khi trải nghiệm. Những cảm xúc tiêu cực có thể được định nghĩa là “những cảm xúc không hài lòng hay không vui được gợi lên trong một người để thể hiện ảnh hưởng tiêu cực của một sự kiện hay một người”

Khi chúng ta bị cảm xúc tiêu cực sẽ cảm thấy mọi thứ thật vô nghĩa, sống trên đời chẳng có ý nghĩa gì rồi cứ nằm ì một chỗ, có lúc thì khóc, có lúc không. Đôi khi lại nghĩ đến chết chóc, đôi khi lại muốn phá bỏ những thứ đang làm dở,… Nếu bạn đang có những cảm xúc tiêu cực giống như thế thì đừng bỏ qua hay buông xuôi chúng, hãy tìm hiểu nguyên do và tìm cách khắc phục để tránh tình trạng cảm xúc tiêu cực diễn biến quá nhanh, quá nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của bạn.

Cảm xúc bên trong suy nghĩ của con người thực sự vô cùng đa dạng và nó gần như là điều thiết yếu luôn có trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Tại sao phải xóa bỏ cảm xúc tiêu cực?

Cảm xúc tiêu cực không chỉ có tác hại gây phá vỡ các mối quan hệ mà còn là “sát thủ thầm lặng” đối với sức khoẻ, giấc ngủ và cơ thể của bạn.

Cảm xúc tiêu cực gây hại giấc ngủ

Cảm giác căng thẳng và nặng nề từ những cơn tức giận sẽ kích thích phản ứng chiến-hay-chạy (fight-or-flight) khiến bạn tỉnh táo. Khi đó bạn sẽ càng khó đi ngủ hơn.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chứng minh giấc ngủ bị gián đoạn sẽ khiến cơn tức giận càng tăng thêm. Bạn có thể sẽ tỉnh dậy với cảm giác mệt mỏi, kiệt sức thay vì tươi mới. Đây là một vòng tuần hoàn khiến bạn vô cùng mệt mỏi.

Cảm xúc tiêu cực gây nguy hiểm cho sức khỏe

Các nhà khoa học đã xác định rằng chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.

Thông thường, giấc ngủ đóng vai trò như một “liệu pháp” vào ban đêm giúp chúng ta ổn định cảm xúc để có thể đối phó tốt hơn với cảm xúc của mình vào ngày hôm sau.

Sự tức giận và căng thẳng dữ dội có thể gây nguy hiểm cho quá trình này. Bởi cảm xúc tiêu cực giải phóng hormone căng thẳng, khiến bạn trở nên cáu kỉnh hơn và rất nhiều triệu chứng đáng lo ngại có thể đi kèm theo đó.

Về lâu dài, nó có thể dẫn đến mất ngủ, đau nửa đầu, ngủ không ngon giấc, gặp ác mộng hoặc trong trường hợp xấu nhất là các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm.

Khi tức giận lượng đường trong máu liên tục tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Không kiểm soát được lượng đường trong cơ thể, các mạch máu dễ bị tổn thương do xơ vữa động mạch và cao huyết áp.

Tim mạch và tiểu đường là hai căn bệnh vô cùng nguy hiểm và có liên hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường cần phải nhờ bác sĩ tư vấn để giúp giảm nguy cơ đau tim và xác định các vấn đề trước khi nó trở nên xấu hơn.

Bộc phát cơn đau tim là điều phổ biến và nó có thể tác động đáng kể đến sức khỏe tim mạch. Do đó, chẩn đoán bệnh tim đúng thời điểm có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng ở giai đoạn sau.

Cảm xúc tiêu cực sẽ làm bạn lo lắng

Lo lắng là tâm trạng bình thường, nhưng những người thường xuyên bị rối loạn lo âu với cường độ cao là điều vô cùng nguy hiểm.

Rối loạn lo âu làm tăng đáng kể nguy cơ bị mắc bệnh tim mạch, cũng như nâng cao tỷ lệ tử vong do đau tim. Theo nghiên cứu từ Đại học Sydney, lo lắng quá nhiều được liên kết với nguy cơ đau tim cao gấp 9,5 lần trong vòng 2 giờ sau khi xảy ra lo lắng.

Stress Căng thẳng mạn tính ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và có thể gây ra các vấn đề liên quan đến tim mạch. Đối phó trước một tình huống căng thẳng, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách phát hành hoocmon adrenaline, khiến nhịp thở, nhịp tim và huyết áp tăng lên. Đây chính là những phản ứng vật lý để chuẩn bị đối phó với tình huống căng thẳng theo hướng chiến đấu hay bỏ chạy.

Cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng các mối quan hệ

Buổi tối, trước giờ đi ngủ thường là thời gian vàng cho sự thân mật của các cặp đôi. Cãi vã rồi ôm tức giận đi ngủ chắc chắn sẽ làm hỏng tâm trạng cũng như tạo ra một thói quen độc hại.

Nếu điều này được lặp lại một cách thường xuyên, nó có thể ảnh hưởng xấu, tạo khoảng cách và phá hoại mối quan hệ của cặp đôi.

Truyền thông điệp tiêu cực tới bạn đời

Nếu giữa một cuộc tranh cãi mà bạn quyết định trùm chăn đi ngủ thì bạn đang truyền tải thông điệp rằng bạn coi trọng thắng thua trong cuộc tranh cãi hơn là giữ gìn một mối quan hệ tốt đẹp với đối phương.

Vậy nên, thay vì ôm tức giận đi ngủ, bạn nên giải quyết mâu thuẫn đó một cách hợp lý. Cách giải quyết mâu thuẫn của bạn có thể củng cố cho mối quan hệ của bạn.

Tạo cảm xúc tiêu cực cho ngày mới

Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng khả năng ức chế cảm xúc tiêu cực của chúng ta sẽ càng giảm đi sau khi ngủ so với trước đó.

Giấc ngủ phóng đại mọi cảm xúc, suy nghĩ và vấn đề. Khi chúng ta ngủ, bộ não của chúng ta xử lý thông tin mới và lưu trữ nó vào bộ nhớ ngắn hạn và dài hạn của chúng ta.

Trong khi ngủ, sự tức giận đi vào trí nhớ dài hạn của chúng ta và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho ngày mới cũng như về lâu dài.

Những cảm xúc tiêu cực sẽ giảm đi đáng kể nếu chúng ta đang thức, còn giấc ngủ lại “bảo lưu” cảm xúc tiêu cực. Khi cảm xúc tồi tệ đã được củng cố trong trí nhớ sẽ khó có thể kìm nén chúng trong tương lai.

Cảm xúc tiêu cực gây giận dữ và thù địch

Theo một nghiên cứu của Đại học Sydney (Úc), nguy cơ đau tim thường tăng cao trong vòng 2 giờ sau khi xảy ra cơn giận dữ dội. Theo Indiatimes, giận dữ và thù địch liên tục khiến huyết áp tăng, từ đó dễ dẫn đến đau tim hoặc đau ngực nặng.

Những cách giúp xua tan cảm giác tiêu cực nhanh chóng nhất

Khiến bản thân bị phân tâm khỏi những phiền muộn bằng một việc mà bạn cảm thấy hứng thú

Nếu đang cảm thấy lo lắng và chán nản vì một việc gì đó, thay vì tiếp tục suy nghĩ sâu xa và để bản thân đắm chìm trong cảm xúc tiêu cực, bạn có thể khiến mình tạm quên đi vấn đề này bằng cách làm những việc dễ dàng gây cảm hứng hoặc đem đến niềm vui cho bạn.

Dù chỉ là những thú vui nhỏ mà bạn cảm thấy an tâm, bình tĩnh và ấm áp mỗi khi thực hiện cũng có thể tạm thời kéo bạn ra khỏi mớ suy nghĩ hỗn độn trong rất nhanh chóng đấy! Mỗi ngày bớt suy nghĩ, bớt lo lắng một chút, đến một lúc nào đó rồi mọi chuyện cũng sẽ ổn đúng không?

Rời khỏi nhà trong một khoảng thời gian ngắn

Nhà luôn là nơi chúng ta cảm thấy ấm áp và an toàn, tuy nhiên nếu bạn cảm thấy rối rắm và ngột ngạt trong cùng một không gian ngày qua ngày, việc tạm thời ra ngoài hít thở không khí mới là một giải pháp hữu hiệu. Chỉnh chu bản thân lại một chút, ra khỏi nhà, gặp gỡ những người mà bạn yêu quý, những người lâu rồi mà bạn chưa có cơ hội cùng tán gẫu vì bận rộn.

Biết đâu việc tâm sự về những điều đang khiến bạn lo lắng với người ngoài cuộc sẽ giúp bạn tiếp thu thêm nhiều ý kiến, nhiều kinh nghiệm để có thể xử lý những khúc mắc mà bạn đang vướng bận trong thời gian gần đây thì sao?

Vận động

Thay vì ngồi lì một chỗ và tự khiến bản thân mệt mỏi bởi những điều không vui, bạn có thể vận động để nâng cao sức khỏe cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Nếu muốn ra ngoài để thay đổi không khí, đi bộ để rèn luyện sức khỏe cũng là một ý kiến đáng cân nhắc. Nếu bạn muốn ở nhà, việc dọn dẹp nhà cửa cũng có thể khiến bạn xao nhãng khỏi những suy nghĩ tiêu cực, đồng thời giúp bạn thay đổi một chút không gian sống của mình, đem đến cảm giác tươi mới, phấn khởi hơn.

Giữ nhà cửa thông thoáng, nhiều ánh sáng

Dọn dẹp, lau dọn lại nhà cửa một chút cho ngăn nắp đồng thời mở cửa sổ để phòng của bạn có thêm ánh sáng cũng như trở nên thoáng mát hơn cũng giúp cải thiện tâm trạng rất nhiều. Một căn phòng ngập tràn ánh sáng và không khí tươi mát sẽ khiến bạn trở nên vui vẻ và nhẹ nhõm hơn đồng thời giúp bạn lên dây cót tinh thần để có thể bình tĩnh đưa ra những phương án giải quyết các vấn đề làm bạn đau đầu bấy lâu nay.

Ăn uống điều độ

Tâm trạng buồn chán rất dễ dẫn đến tình trạng bỏ bữa vì mất khẩu vị. Nhưng để cơ thể trong tình trạng thường xuyên không được cung cấp đủ năng lượng sẽ khiến cho tâm tình của bạn càng tệ hại. Bình thường bạn cũng dễ cáu kỉnh lúc đang đói mà đúng không? Ăn đủ bữa, bổ sung trái cây, rau xanh và uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn, tâm lý cũng từ đó mà bớt căng thẳng, mệt mỏi.