Bị chín mé ở tay chân cần xử lý như thế nào?

Chín mé đầu ngón tay, ngón chân là tình trạng nhiễm trùng và mưng mủ, sưng, áp xe do tụ cầu khuẩn vàng và virus Herpes gây ra. Chín mé mưng mủ nếu không được điều trị, xử trí đúng cách có thể để lại biến chứng nguy hiểm. Vậy khi tay, chân bị chín mé phải làm sao?

1. Bệnh chín mé là gì?

Chín mé là tình trạng nhiễm trùng tạo mủ hoặc áp xe ở đầu múp các ngón tay, ngón chân. Nguyên nhân thường gặp là tụ cầu khuẩn vàng (S.aureus), Herpes. Đây là một bệnh ngoài da thường gặp, nếu không biết cách chữa trị, giữ vệ sinh thì bệnh sẽ diễn biến dai dẳng, dễ tái phát.

2. Nguyên nhân gây ra chín mé ở tay, chân

Chín mé là bệnh ở đầu ngón tay, ngón chân bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩntụ cầu khuẩn vàng gây ra. Khi bị trầy, xước, rách vết da nhỏ, đặc biệt ở những người thường đổ mồ hôi nhiều, vi khuẩn sẽ xâm nhập qua các vết xước này dễ dàng, sinh sôi và phát triển, gây nhiễm trùng.

Do vết xước thường là vết thương nhỏ nên người bệnh hay chủ quan, không điều trị. Thông thường, người bị chín mé ít khi được điều trị khi tổn thương ở giai đoạn nhẹ, đến khi chuyển sang giai đoạn nặng, chín mé mưng mủ thì người bệnh mới khám và điều trị. Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải biến chứng chín mé nếu không được điều trị kịp thời.

3. Chín mé đầu ngón tay, ngón chân tiến triển như thế nào?

Chín mé đầu ngón tay hoặc ngón chân thường tiến triển qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: xảy ra khoảng 1-3 ngày đầu, ở đầu ngón tay, chân xuất hiện một chỗ sưng phồng, tấy đỏ, ngứa, sau đó đau nhức, khó chịu, có khi cứng ngón, khó cử động.

+ Giai đoạn 2: từ ngày thứ 4-7, tổn thương viêm nhiễm trùng bắt đầu lan rộng ra xung quanh ngón tay hoặc ngón chân, gây đau nhức, căng và giật theo từng nhịp mạch đập. Lúc này, tình trạng viêm có thể khiến người bệnh bị sốt nhẹ.

+ Giai đoạn 3: có hiện tượng tụ mủ ở điểm sưng đỏ lúc đầu. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, chín mé có thể gây những biến chứng như viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn huyết.

Tuy nhiên, riêng trường hợp chín mé do Herpes có thời gian ủ bệnh khoảng 2-20 ngày. Các triệu chứng toàn thân như sốt và mệt mỏi có thể xuất hiện như là biểu hiện đầu tiên của bệnh, nhưng ít gặp. Các dấu hiệu hay gặp hơn là cảm giác đau, rát bỏng, châm chích ở đốt ngón tay có nhiễm virus Herpes. Sau đó, đốt ngón tay trở nên đỏ, phù nề, xuất hiện các đám mụn nước có đường kính 1-3mm trên nền da đỏ, tồn tại trong 7-10 ngày. Các mụn nước có thể bị loét, vỡ ra, thường chứa dịch trong suốt, hoặc có màu đục hoặc có máu.

Sau đợt nhiễm trùng đầu tiên, virus Herpes từ ngón tay xâm nhập đầu mút của các dây thần kinh cảm giác ở da, di chuyển vào các hạch thần kinh ngoại vi và tế bào Schwann, sống tiềm ẩn ở đó trong thời gian rất lâu.

Khi gặp điều kiện thuận lợi như suy giảm miễn dịch, sang chấn tâm lý, tiếp xúc với tia xạ, tia cực tím, laser, virus tái hoạt động, di chuyển ra da, tạo nên hình ảnh lâm sàng của nhiễm Herpes thứ phát. Thông thường, các triệu chứng lâm sàng của nhiễm Herpes tiên phát rầm rộ nhất, còn nhiễm thứ phát thì nhẹ hơn với thời gian ngắn hơn.

4. Phân biệt chín mé với bệnh da liễu khác

Chín mé cần được phân biệt với các bệnh da liễu ở đầu ngón tay, ngón chân khác như:

  • Tổ đỉa: bệnh thường gây ngứa, có thể sưng nhẹ, nhưng ít khi gây đau.
  • Viêm cấp quanh móng: bệnh gây sưng, đau nhức và có thể mưng mủ.
  • Chín mé do ung thư hắc tố: bệnh thường xuất hiện ở ngón cái, có màu đen, gây sưng, khiến người bệnh bị mất móng.

Thông thường, bệnh chín mé là do virus Herpes gây ra trong khoảng 2 – 20 ngày. Cần nhận biết triệu chứng cụ thể của chín mé do virus Herpes để phân biệt với các bệnh da liễu nêu trên để điều trị đúng cách. Cụ thể:

  • Khi bị nhiễm, đầu ngón tay có cảm giác đau và rát như bị chích.
  • Sau đó, chỗ tổn thương bắt đầu sưng, tấy đỏ, mụn nước nổi lên trên vùng da bị đỏ. Giai đoạn này có thể kéo dài đến 7 – 10 ngày.
  • Mụn nước vỡ cho thấy dịch trong suốt, hoặc đục, cũng có thể có máu.
  • Sau khi gây nhiễm trùng, virus Herpes xâm nhập vào đầu dây thần kinh cảm giác ở da và đi đến các tế bào Schwann, hạch thần kinh ngoại vi chờ điều kiện thuận lợi để di chuyển ra da và gây bệnh.

5. Biến chứng chín mé

Trong khoảng 7 – 10 ngày đầu sau khi chín mé xuất hiện, tổn thương có thể chuyển sang giai đoạn mưng mủ. Lúc này, nếu không được điều trị kịp thời bằng cách rạch để thoát lưu mủ, hoặc rạch nhưng không đủ độ sâu để mủ có thể được dẫn lưu hết ra bên ngoài, chín mé có thể gây ra các biến chứng:

  • Viêm xương
  • Viêm khớp
  • Viêm bao hoạt dịch khớp
  • Nhiễm khuẩn huyết

Với những biến chứng nêu trên, chín mé có thể khiến xương bị viêm, làm sưng, đau, tấy đỏ, để lâu gây ra lỗ rò. Bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang để kiểm tra và xem xét biến chứng.

Lúc này, hình ảnh X-quang cho thấy tình trạng viêm xương với mảnh vụn xương bị rớt ra. Để điều trị, bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật để lấy xương ra. Biến chứng này có thể khiến người bệnh phải mất đi đốt xương, ảnh hưởng đến chức năng tổng thể của bàn tay.

6. Bị chín mé ở tay nên làm gì?

Khi bị chín mé đầu ngón tay, ngón chân, người bệnh cần:

  • Giữ gìn vệ sinh vùng bị chín mé bằng cách rửa vùng tổn thương với thuốc tím pha loãng có pha loãng với nước. Sau khi vệ sinh cần bôi thuốc kháng sinh dạng mỡ như Fucidin, Foban hoặc Bactroban, để hạn chế sự gia tăng tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, lưu ý cần bôi thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trong trường hợp, người bệnh bị chín mé mưng mủ, cần đến cơ sở y tế ngay để được xử trí đúng cách. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành rạch để dẫn lưu mủ thoát ra. Bác sĩ cũng chỉ định người bệnh dùng kết hợp thuốc kháng sinh.
  • Nếu sau khi điều trị nêu trên nhưng chỗ bị chín mé vẫn sưng và gây đau nhiều, hoặc không đáp ứng điều trị thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp X-quang để xem xét chín mé có gây biến chứng không.

Để phòng ngừa bị chín mé ở đầu ngón tay, ngón chân, cần lưu ý:

  • Thường xuyên vệ sinh, rửa tay, chân sạch sẽ mỗi ngày.
  • Không ngâm tay, chân quá lâu trong nước.
  • Tránh đi chân trần, đặc biệt là ở vùng đất cát.
  • Không cắt móng tay, móng chân sát vào da, đặc biệt là vùng sâu hai bên cạnh móng của ngón tay, ngón chân. Giữ móng dài hơn da để tránh góc móng tay, chân đâm vào da gây chín mé.

Khi bị chín mé đầu ngón tay, ngón chân, trước tiên người bệnh cần ngăn ngừa vùng bị nhiễm trùng bằng cách vệ sinh và bôi kháng sinh. Nếu có hiện tượng mưng mủ cần đến ngay cơ sở y tế để được rạch mủ và xử trí phù hợp, tránh để lâu hoặc tự ý điều trị không đúng cách gây biến chứng.

7. Cách chữa chín mé tại nhà 

Nếu phát hiện mắc bệnh chín mé, bạn cần bình tĩnh và có thể lựa chọn một trong bốn cách chữa chín mé tại nhà hiệu quả:

7.1 Ngâm nước ấm

Nước ấm có thể giúp giảm đau do bệnh chín mé. Bạn có thể cho muối hoặc muối Epsom vào nước để giảm đau tốt hơn. Muối nồng độ cao sẽ giúp giảm sưng do chín mé.

Cách thực hiện

  • Đổ nước ấm vào vật đựng đủ sâu để ngâm vùng da bị chín mé. Ngâm nước ấm khoảng 15 phút.
  • Ngâm nước ấm mỗi khi cơn đau tái phát.
  • Sau khi ngâm nước ấm, dùng băng khô quấn quanh vùng bị chín mé để ngăn nhiễm trùng lây lan.

7.2 Ngâm nước có xà phòng kháng khuẩn

Nếu mụn nước đã bị bóp vỡ, bạn có thể cho xà phòng thường hoặc xà phòng kháng khuẩn vào nước ấm để ngâm ngón bị chín mé.

Nghiên cứu cho rằng xà phòng thường cũng hiệu quả tương tự xà phòng kháng khuẩn trong việc bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và nhiễm trùng. Cho xà phòng vào nước sẽ giúp ngăn bệnh chín mé lây lan vì nước dịch tiết ra sẽ hòa tan vào nước.

7.3 Dùng túi đá viên

Cảm giác cực lạnh sẽ làm tê liệt dây thần kinh quanh vùng da bị chín mé và có tác dụng giảm đau. Ngoài ra, đá viên còn làm chậm tuần hoàn máu đến vùng nhiễm trùng, giảm tình trạng viêm và sưng gây đau (nếu có). Bạn có thể mua túi đá viên tại hiệu thuốc hoặc tự gói đá viên trong khăn, nhẹ nhàng chườm túi đá lên vùng da bị chín mé.

7.4 Ngâm nước giấm

Đây là cách chữa chín mé tại nhà đơn giản mà vô cùng hiệu quả. Với cách này bạn có thể dùng giấm hoặc giấm táo pha với nước theo tỷ lệ 1 giấm : 4 nước. Ngâm chân hoặc tay từ 15-20 phút sau đó lau khô. Một ngày nên thực hiện cách này khoảng 2-3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

7.5 Cách chữa chín mé tại nhà hiệu quả: Ngâm muối Epsom

Muối Epsom là tên gọi khác của muối vô cơ Magie sulphat. Đây là loại muối được sử dụng nhiều trong việc làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Hãy ngâm muối Epsom nếu mắc bệnh chín mé bởi loại muối này có tác dụng tốt để giảm đau và nhiễm trùng.

ngâm muối epsom – phương pháp chữa chín mé tại nhà tốt nhất được nhiều người áp dụng

Cách làm :

– Pha 2 muỗng canh muối Epsom cho một lít nước.

– Dùng 1-2 lít nước ấm.

– Ngâm từ 20-25 phút, sau đó lau khô bằng khăn sạch và nên lặp lại 2-4 lần/ngày.

8. Biện pháp phòng tránh chín mé

Chín mé xảy ra một phần là do thói quen không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, do đó, để không bao giờ bị chín mé, bạn cần lưu ý:

  • Rửa tay, chân sạch sẽ mỗi ngày.
  • Tránh ngâm tay, chân trong nước quá lâu.
  • Không đi chân đất, để tránh cát bụi bám dính vào khóe chân.
  • Không đi giày, dép quá chật khiến cho các ngón chân bị tổn thương.
  • Khi cắt móng cần lưu ý không cắt quá sát vào da hoặc lấy khóe sâu ở hai bên của ngón chân, ngón tay.
  • Không cắt móng theo hình vòm cung và quá sát với phần thịt, nên cắt thẳng và làm nhẵn các góc bằng giũa, đồng thời giữ vệ sinh cho móng để tránh bị tái lại.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh chín mé và biết cách điều trị hiệu quả cũng như phòng ngừa đúng cách.