Ngày nào cũng tắm có tốt không? Nên tắm với tần suất thế nào?

1. Có nên tắm hàng ngày không?

Không ít người trong chúng ta tin rằng việc tắm thường xuyên sẽ giúp cơ thể sạch sẽ, ít bị bệnh. Nhưng trên thực tế, các nhà khoa học phát hiện tắm quá nhiều lại khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn.

Tắm quá nhiều sẽ khiến da bị mất độ ẩm, bị khô và nứt. Tình trạng này sẽ khiến vi khuẩn gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể, Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Elaine Larson tại Đại học Columbia (Mỹ).
Do đó, niềm tin cho rằng tắm nhiều sẽ giúp cơ thể sạch sẽ, ít bị nhiễm bệnh là sai. Trên thực tế, tắm nhiều chỉ giúp loại bỏ hiệu quả mùi cơ thể.
Ngoài ra, tắm nhiều làm trôi lớp dầu tự nhiên trên da cũng như các vi khuẩn có lợi, vốn có chức năng hỗ trợ hệ miễn dịch. Do đó, thỉnh thoảng nếu không tắm 1 hoặc 2 ngày cũng không gặp vấn đề gì cả.
Thậm chí, tiến sĩ Brandon Mitchell, phó giáo sư da liễu tại Đại học George Washington (Mỹ), cho rằng mỗi ngày mỗi tắm là không cần thiết. Tần suất tắm tốt nhất chỉ khoảng vài lần mỗi tuần, ông cho biết.
“Cơ thể chúng ta là một bộ máy sản xuất chất nhờn rất tốt cho da. Tôi nghĩ hầu hết chúng ta đã tắm quá nhiều”, ông nói thêm.
Những người có da hoạt động tốt thì có thể tắm thường xuyên. Nếu da bị khô thì nên giảm tuần suất tắm. Khi tắm, mọi người không nên thoa xà phòng hay sữa tắm khắp người mà chỉ nên ưu tiên tập trung vào những nơi có mùi hôi như nách hoặc chân, tiến sĩ Mitchell lưu ý.

2. Tắm bao nhiêu thì là quá nhiều? 

Điều mà các bác sĩ da liễu khuyên ở bên trên là chúng ta nên tắm cách ngày hoặc vài lần 1 tuần không có nghĩa là tất cả chúng ta đều phải làm theo phải không nào? Da của mỗi người là khác nhau và chúng còn có thể thay đổi theo mùa hay nhiều yếu tố khác như nội tiết, môi trường.

Ví dụ, da của tớ thì khô vào mùa đông và khi tớ uống trị mụn, lúc đó tớ thấy tắm nhiều sẽ làm da tớ bị khô quá đà. Tuy nhiên vào mùa hè và lúc dừng thuốc, da trở lại bình thường thì tắm mỗi ngày là điều cần thiết nè.

Bời vì không có nguyên tắc bất di bất dịch nào cho việc tắm bao nhiêu là nhiều. Điều quan trọng là chúng ta cần hiểu cơ thể của mình và theo dõi xem da của mình có thể chịu đựng được ở mức độ nào.

Tắm quá nhiều có thể gây ra sự khó chịu và dẫn đến:

  • Ngứa
  • Da khô bong tróc
  • Sự phát sinh của chàm và vẩy nến
  • Lông, tóc khô dễ gãy rụng.
Tắm quá nhiều có thể gây ra ngứa ngáy và nhiều bệnh khác.

Tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân, có thể có người cảm thấy không thể không tắm hàng ngày. Khi đó có chuyên gia khuyên chúng ta chỉ nên tắm một ngày 1 lần.

Nhiều thêm nữa có thể làm cho các loại dầu thiết yếu trôi tuột đi. Một số loại xà phòng ngăn ngừa vi khuẩn có thể làm trôi đi các vi khuẩn tốt. Điều này gây ra khô và có thể gây ra phát ban hoặc chàm. Da của ta có thể bị ngứa, bong tróc và bị đỏ.

Bên cạnh đó, nếu ai đó đã có sẵn bệnh vẩy nến, tắm nhiều hơn 1 lần 1 ngày còn làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, tắm quá nhiều lần có thể làm trôi đi các vi khuẩn tốt cho da, nhiễm trùng sẽ dễ xảy ra hơn.

Ngoài ra, vấn đề về sức khỏe cũng không phải là lý do duy nhất để chúng ta tắm ít đi. Tắm tốn rất nhiều nước, đến nỗi chúng ta không nhận ra.

3. Điều gì xảy ra nếu tắm không đủ? 

Cũng giống như chúng ta có thể tắm quá nhiều vậy thì cũng có thể có ai đó tắm chưa đủ, quá ít. Vẫn biết là chúng ta tắm ít là vì sức khỏe, nhưng vẫn cần phải chú trọng đến vệ sinh cá nhân nè.

Tuyến mồ hôi phủ khắp toàn bộ cơ thể, chúng ta tiết mồ hôi khi bị nóng, bị áp lực, vấn đề về hóc môn và hoạt động thể chất. Mồ hôi bản thân nó không có mùi cho đến khi nó kết hợp với vi khuẩn hay ở trên da của chúng ta. Hừm

Ví dụ mình bỏ tắm một ngày cũng chẳng có mùi gì khi mà tớ chả hoạt động gì nhiều cũng không bị nóng quá. Tuy nhiên thì mùi cơ thể là không thể tránh nếu chúng ta không tắm trong vài ngày hay 1 tuần, nhất là ở vùng nách chẳng hạn.

Tất nhiên, chúng ta cần nhớ, nguy cơ về mùi cơ thể không nên là lý do mình tắm tắm thường xuyên. Vệ sinh thân thể không tốt có thể hình thành các vùng da chết, bẩn và mồ hôi trên da. Điều này có thể gây ra mụn, và còn tiềm ẩn bùng phát các bệnh như vẩy nến, chàm, viêm da.

Tắm quá ít còn làm mất cân bằng các vi khuẩn có lợi và có hại. Có quá nhiều vi khuẩn xấu trên da cũng gây ra viêm nhiễm (nó giống như rửa trôi hết vi khuẩn tốt khi ta tắm quá nhiều vậy), dẫn đến viêm da do sự hình hình của các mảng bẩn ở trên da vì không được vệ sinh sạch sẽ.

Tắm giúp loại bỏ da chết. Khi ta tắm không đủ, những tế bào này bám lấy da gây ra chứng tăng sắc tố mô (sợ quá)

Tắm quá ít rất dễ gây ra các bệnh về da.

Tóm lại, không tắm đủ gây ra: 

  • Mùi cơ thể
  • Mụn
  • Các bệnh về da: viêm da, chàm, vẩy nến
  • Nhiễm trùng
  • Những vùng da bị thâm, biến màu
  • Những lớp da chết thiệt dày.

4. Tắm thế nào bây giờ?

Mình xin gợi ý một số mẹo để tắm cho phù hợp và chăm sóc làn da của chúng ta:

  • Chỉ tắm mỗi ngày một lần (cách ngày càng tốt) nếu không hoạt động gì quá mức ra mồ hôi. Vào những ngày không tắm, cần rửa mặt, những vùng ẩm ướt như nách và háng với một chiếc khăn mềm.
  • Tắm nước ấm, không tắm nước nóng
  • Tắm 5-10 phút
  • Dùng sửa tắm, xà phòng sịu nhẹ, nhớ rửa kỹ trôi hết xà phòng nha
  • Không chà xát da với khăn, thấm nhẹ nhàng và yêu thương làn da nhé mọi người.
  • Tránh dùng xà phòng, sửa tắm, sửa rửa có mùi và khử mùi. (Điều này có lẽ khó cho nhiều người). Nếu da ai đó nhạy cảm có thể sẽ bị kích ứng.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm để mềm mượt, thơm và khỏe.

Nên bôi kem dưỡng sau khi tắm

5. Lời kết

Mỗi người có một nhu cầu khác nhau, thật khó cho những người có thói quen tắm hàng ngày hay những người tắm chưa đủ có thể thay đổi nhanh chóng với thói quen mới. Tuy nhiên, vì sức khỏe của chính bản thân mình, thay đổi đó là xứng đáng phải không mọi người?

Cũng vậy, tắm thế nào mới đủ không có công thức hay quy tắc cho tất cả mọi người, vì vậy, người thông thái nhất là người biết lắng nghe cơ thể của mình, để yêu thương và chiều chuộng nó.

Nếu có ai đó đang gặp các vấn đề về da kể trên như phát ban hay kích ứng, hãy 1 lần tin tưởng và thử tắm ít đi nhé. Hoặc ít nhất là giảm thời gian tắm xuống 5-10 phút thôi.

Chúc tất cả mọi ngưỡi sẽ ngày càng khỏe mạnh và yêu thương chăm sóc bản thân mình nhiều hơn!

Cảm ơn vì đã đọc!

Theo: Health Line