Cây Trầu Bà – Tất tần tật về cây Trầu Bà

Cây trầu bà là loại cây cảnh dễ trồng, phát triển mạnh mà không cần chăm sóc nhiều, cây Trầu Bà có tên khoa học: Epipremnum aureum) là một loài thực vật có hoa trong họ Ráy (Araceae). Cây có tác dụng thanh lọc không khí tốt, ý nghĩa phong thủy tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển thịnh vượng.

 1. Nguồn gốc cây trầu bà

Cây trầu bà có nguồn gốc từ đảo Solomon, nguyên sinh ở Indonexia, ngoài tên gọi Trầu Bà cây còn có các tên gọi khác như: Vạn Niên Thanh leo, cây sắn dây Hoàng kim, Thạch Cam Tử, Trầu Ba Vàng, Hoàng Tam Điệp…

Nguồn gốc cây trầu bà

Cây cảnh này sở dĩ có tên gọi trầu bà bởi vì nó có hình dáng giống cây trầu. Về đặc tính thực vật, đây là cây thân thảo, dạng dây leo, lá và thân có màu xanh còn hoa mọc thành cụm ngắn nên có những nơi còn goi là dây trầu bà. Đặc điểm nổi bật dễ thấy là lá đơn, gốc lá hình trái tim và thuôn dài dần lên trên.

Cây có khả năng hút được khí độc từ máy vi tính, loại bỏ chất gây ung thư formaldehydes và nhiều chất hóa học dễ bay hơi khác, là loại lọc không khí rất tốt. Cây Trầu Bà có ý nghĩa phong thủy mang đến cho gia chủ may mắn, thành đạt và bình an. Cây phù hợp để phòng khách, trang trí sảnh, treo của sổ, hiên nhà, quán nhậu, quán cà phê hoặc để bàn làm việc.

2. Đặc điểm cây trầu bà

Cây Trầu Bà có đặc điểm là cây thân thảo dạng leo, lá đơn, gốc lá hình tim, thuôn dài ở đỉnh, có loại xanh toàn phần, có loại có những đốm vàng trên lá, vàng nằm rải rác trên phiến lá, cụm hoa dạng mo, cuống ngắn, bò dài hoặc buông thõng xuống trên các chậu treo.

Thân cây trầu bà mềm, bò dài có thể buông thõng, do đó có thể trồng theo kiểu giàn leo. Cây Trầu Bà rất dễ sống và có tốc độ phát triển và sinh trưởng nhanh ở trong điều kiện bóng râm là loại cây ưa nước, hút nhiều nước mà không sợ úng, thối rễ và cây Trầu Bà có thể trồng thủy sinh.

Cây trầu bà đã trở thành cây cảnh và xuất hiện ở nhiều nơi, thường được trồng trong nhà nơi có ánh sáng vừa phải để làm đẹp, tươi mát hơn không gian căn hộ, nội thất sân vườn. Người chơi cây thường để trầu bà trong các chậu treo đặt ở trên bàn hoặc treo trên giàn để cây thả xuống rất đẹp.

3. Cây trầu bà có tác dụng gì?

– Hấp thụ tia bức xạ điện từ: Cây trầu bà có khả năng hấp thụ các sóng điện từ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người từ các thiết bị điện tử như máy tính, sóng wifi, tia bức xạ từ lò vi sóng, bếp từ,…

– Loại bỏ độc tố trong không khí: Lá cây trầu bà có thể hấp thụ các chất độc có trong không khí như formal dehyd, trichloroethene, toluene, xylene và benzen giúp không khí trong sạch hơn.

– Làm sạch và trang trí bể cá cảnh: Cây trầu bà có thể mọc rễ trong nước, rễ trầu bà hấp thụ Nitrat có trong nước làm nước sạch hơn, giúp ích cho cá phát triển khỏe mạnh.

– Trang trí, làm đẹp: Trầu bà có tốc độ lớn nhanh, mà ít công chăm sóc. Lá xanh mượt, thân dây leo rễ bám có thể dựng khung làm hàng rào cây xanh trang trí, cây leo ban công, làm đẹp cho không gian sống.

Nguồn gốc cây trầu bà

4. Ý nghĩa phong thủy của cây Trầu Bà

Cây có rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp, tuy nhiên từng vị trí và đối với từng ngành nghề công việc thì nó lại có các ý nghĩa riêng biệt.

Đối với người quản lý doanh nghiệp (giám đốc, trưởng phòng): chúng thể hiện sự uy quyền, sang trọng của địa thể của mình. Thể hiện ý chí vươn lên mãnh liệt để khẳng định bản thân, để phát triển và điều hoành doanh nghiệp thật tốt.

Đối với gia đình: Trầu Bà thể hiện sự mang đến tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Đem lại tiền tài, bình yên và giúp gia chủ tránh được các thị phi trong cuộc sống.

5. Cây Trầu Bà hợp với mệnh và tuổi nào?

Là cây trồng có ý nghĩa phong thủy thịnh vượng cho gia chủ, mang lại nhiều lợi ích khi trồng. Phù hợp với tất cả mọi người, vậy nên trồng và sở hữu cây trầu bà không kiêng kỵ với bất kỳ tuổi và mệnh nào. Nếu theo phong thủy, cần chú ý một vài chi tiết sau khi trồng loài cây này:

Người mệnh Mộc – Thủy: Người thuộc 2 mệnh này rất vượng phong thủy khi sở hữu loài cây này. Mộc là cây, Thủy là nước. Thủy nuôi dưỡng Mộc là điều tương sinh. Mộc với Mộc là tương hợp.

Người mệnh Kim – Thổ: Trầu bà lá xanh mệnh Mộc, Mộc hút dinh dưỡng từ Thổ nên người mệnh Thổ nên chọn chậu cây màu cam, đỏ, tím để bổ trợ tương sinh. Mệnh Kim nên chọn chậu cây màu đen, xanh, nâu đất nước biển khi trồng loài cây này.

Người mệnh Hỏa: Trong phong thủy, Hỏa là lửa, cây củi tạo ra lửa tức Hỏa sinh Mộc là điều rất tốt. Người mệnh Hỏa cực kỳ phù hợp khi trồng cây này.

Theo quan niệm thì người tuổi Ngọ và Tuổi Thân là tuổi có nhiều long đong lận đận, vấn đề tiền bạc không rủng rỉnh, chăm chỉ làm nhưng thu lại được ít. Vậy nên, trầu bà có tính chất sinh sôi nảy nở mạnh, có ý nghĩa tiền tài sẽ thu được nhiều hơn, giúp cho người tuổi Thân và tuổi Ngọ cải thiện vấn đề tiền bạc.

6. Các loại trầu bà

Trầu bà có rất nhiều chủng loại khác nhau. Ngoài những loại trầu bà truyền thống, hiện nay cây còn được lai tạo với nhiều giống nhập khẩu, nhằm đưa ra thị trường những dòng cây đa dạng về màu sắc và kiểu dáng. Sau đây mình xin cung cấp một số loại điển hình:

– Trầu Bà Xanh Thái

Trầu Bà Xanh Thái
Trầu Bà Xanh Thái

Là loại trầu bà được nhập từ Thái Lan, cây trầu bà xanh thái thuộc cây thân leo, thường được trồng trong các chậu treo để thân rũ xuống nhìn rất đẹp và lạ mắt. Lá cây có màu xanh bóng, mọc đơn, dài từ 15-20cm, thuôn dài về phía đỉnh lá, đuôi lá hình tim, gắn liền với cuống ngắn mọc từ thân. Thân lá màu xanh, hình tròn và mềm, trên thân có nhiều rễ khí sinh, giúp cây có thể leo bám trên các thân gỗ khác hoặc sinh trưởng trong nước.

– Trầu Bà Vàng

Trầu Bà Vàng
Trầu Bà Vàng

Cũng là một loại trầu bà được nhập từ Thái Lan, cây trầu bà vàng có hình dáng và kích thước giống trầu bà xanh. Lá trầu bà vàng hình tim thuôn nhọn về phía đỉnh, lá mọc cách cùng với cuống dài từ 5-7 cm. Đặc điểm nổi bật của loại cây này đấy chính là những viền vàng chanh trên nền xanh của phiến lá, tạo nên sự lạ mắt và độc đáo. Những vệt vàng này có thể thay đổi đậm nhạt do nhiệt độ của môi trường. Trầu bà vàng cũng thường được trồng trong các chậu treo, hoặc cho leo bám lên các bức tường.

– Trầu Bà Trắng

Trầu Bà Trắng
Trầu Bà Trắng

Hay còn gọi là tróc bạc, trầu bà trắng thuộc cây thân cỏ mọc thành bụi, chiều cao mỗi bụi tầm 40 cm và cây có xu hướng bò ngang, cây thường leo bám trên các cây thân gỗ khác. Lá trầu bà trắng có hình tim, màu xanh lục nổi bật bởi các vệt màu trắng chạy theo các gân trên phiến lá. Lá cây dài từ 15-20 cm, nối với cuống dài màu nâu nhạt, rất mọng nước. Thân cây ngắn, khi còn non có màu lam càng về già thân cây chuyển màu nâu, trên thân mọc nhiều rễ phụ thuận tiện cho việc leo bám của cây.

– Trầu Bà Đế Vương

Trầu Bà Trắng

Trầu bà đế vương xanh

Trầu bà đế vương gồm có 2 loại là trầu bà đế vương xanh và trầu bà đế vương đỏ. Lá loại cây này có phiến to và dày, hình tim thuôn nhọn về phía đỉnh lá, có màu xanh bóng hoặc đỏ tía, dài từ 15-30 cm, có gân chính nổi rõ. Bẹ lá mọc sát từ đất, ôm thân, thường có màu nâu khi cây đã trưởng thành. Cây phát triển ở dạng bụi, có rễ bên phát triển nên dễ dàng ôm bám lên tường hoặc cây khác.

Trầu Bà Trắng
Cây trầu bà đế vương đỏ

– Trầu Bà Chân Vịt

Trầu Bà Chân Vịt
Trầu Bà Chân Vịt

Đây là một loại trầu bà khá độc đáo và tạo ấn tượng cho người nghe ngay từ tên gọi của nó. Loại trầu bà này hay còn gọi là trầu bà thanh xuân hay trầu bà lá xẻ. Đúng với các tên đáng yêu ấy, loại trầu bà này có lá dài xẻ sâu theo viền lá, mặt dưới có màu xanh bóng. Khi lá non có màu xanh nhạt và đậm dần khi lá đã già. Lá được mọc đều cách điệu và tập trung ở đầu cành. Thân cây phát triển nhánh thành nhiều cành xếp đều xung quanh thân, tạo nên tán cây hình tròn tự nhiên nhìn rất đẹp. Cây khi trưởng thành có thể cao tới 1 m. Cây thường mọc thành bụi với bộ rễ chùm có nhiều rễ phụ khí sinh, giúp cây có thể leo bám lên tường hoặc cây khác.

– Trầu Bà Leo Cột

Trầu Bà Leo Cột
Trầu Bà Leo Cột

Hay còn gọi là trầu bà xanh hoặc cây hoàng kim, trầu bà leo cột thuộc cây dạng thân leo. Lá mọc sát thân và cách đều. Lá có phiến to rộng từ 15-20 cm, dài 20-30 cm, màu xanh bóng, hình tim ở đuôi lá. Trên thân cây có nhiều rễ phụ, giúp cây leo bám thuận lợi hơn. Trầu bà leo cột thường được trồng các chậu lớn và cho leo bám lên các cột để trước, đúng với cái tên của nó vậy.

– Trầu bà lá rách/ Trầu bà lỗ

Trầu bà lá rách/ Trầu bà lỗ

– Trầu bà tay Phật

Trong trang trí nội thất, cây trầu bà tay phật được coi là loại cây rất lành cả về tác dụng thực tế và ý nghĩa phong thủy. Lá cây có hương thơm rất đặc trưng của Trầu bà, có tác dụng tương đối tốt ở trong những vùng không khí ít lưu thông, những nơi bị bí khí. Khóm cây xòe tròn đều, rất rộng, phù hợp với các nơi có vị trí trung tâm hoặc có diện tích lớn.

Nghiên cứu thực nghiệm chứng minh Trầu Bà có thể làm giảm mức ô nhiễm ozone trong môi trường làm việc nhỏ. Nó không chỉ có ý nghĩa về các mặt sức khỏe, mà còn mang lại giá trị về tinh thần vô giá.

Trầu bà tay Phật

Ngoài ra, Trầu Bà tay phật còn là loại cây có sức sống tốt, ít bị các loai sâu bệnh hay nấm hại, lá cây tươi và xanh khoảng thời gian khá dài.

– Trầu bà cánh phượng

Trầu bà cánh phượng

– Trầu bà cẩm thạch/ Cây trầu bà sữa

Trầu bà cẩm thạch/ Cây trầu bà sữa

Chậu cây xanh xinh tạo điểm nhấn cho góc làm việc

 

7. Vị Trí Đặt Cây Trầu Bà

Vị Trí Đặt Cây Trầu Bà

Là một loại cây ưa bóng, do đó, trầu bà nên đặt ở những nơi có ánh sáng vừa phải, nếu cây đặt ở ngoài trời bạn nên che cẩn thận để tránh cây bị cháy lá. Bạn có thể dễ dàng trồng cây trong những chậu sứ nhỏ để đặt tại phòng khách, hoặc trong các chậu treo để treo ở ban công, cửa sổ của ngôi nhà mình. Với những bạn muốn diện cây trên bàn làm việc của mình, bạn có thể trồng cây trong những bình thủy tinh và thả vào đó những viên đá màu sắc, sẽ tạo cho không gian làm việc trở nên xanh tươi, giúp bạn thoải mái hơn.

Trong những không gian rộng hơn như tại các nhà hàng, khách sạn, văn phòng làm việc, trầu bà leo cột hay những chậu trầu bà lá xẻ lớn sẽ tạo điểm nhấn xanh rất trang nhã và gần gũi với thiên nhiên. Với những bụi trầu bà trắng, vàng… bạn có thể trồng trong các khuôn viên xung quanh nhà, quán cafe… cũng có thể dựng lên các bức tường để cây leo bám vào, tạo không xanh mát mới lạ.

8. Cách trồng cây trầu bà

Như đã nói, trầu bà là loại thực vật dễ sinh trưởng, dễ trồng, không đòi hỏi bạn phải khéo léo hay dành quá nhiều công chăm sóc. Bạn có thể dễ dàng trồng được những cây trầu bà tươi tốt trong chậu treo để làm nội thất trong nhà hay sân vườn.

Có thể nhân giống cây trầu bà bằng cách cắt cành và giâm xuống đất. Thao tác này khá đơn giản và nhanh chóng, bạn nên lựa chọn các cành mập và khỏe để giâm.

Bạn cắt đoạn cành trầu bà khoảng 5-10cm có chứa phần đốt rễ, để khô phần gốc cắt một chút rồi giâm vào đất ẩm. Lưu ý là để nơi bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Thời gian tốt nhất để giâm cành mới cho dây trầu bà leo là mùa xuân và mùa hè. Sau khi giâm, 2-3 ngày bạn tưới nước 1 lần, tưới dạng phun sương nhẹ chứ không xối nhiều vào cành giâm.

Còn cách trồng trong nước hay trồng trong hồ cá thì sao? Trầu bà là loại cây có thể trồng theo phương pháp thủy canh rất đơn giản. Phương pháp này đang được trồng rất phổ biến vì tính thẩm mỹ cao và linh động trong việc trang trí trong nhà, bạn có thể đặt trên tủ sách, bàn làm việc đều được.

Cách trồng cây trầu bà

Cách trồng thì bạn chỉ cần cắt một ngọn non khoảng 10-20cm sau đó cắm vào bình nước là cây hoàn toàn có thể sống được. Rất đơn gian phải không nào

9. Cách Chăm Sóc Cây Trầu Bà

Cách Chăm Sóc Cây Trầu Bà

– Ánh sáng

Trầu bà thuộc cây ưa bóng, rất thích ánh sáng buổi sáng sớm, do vậy bạn không nên để cây tiếp xúc hoàn toàn với ánh nắng mặt trời. Tránh để cây sau cửa kính do sự hấp thụ nhiệt sẽ làm lá bị héo. Khi đặt cây trong những không gian kín, bạn nên để tắm nắng từ 15-30 phút vào buổi sáng để quá trình quang hợp của cây không bị ảnh hưởng. Một lưu ý nhỏ là khi lá cây chuyển sang màu vàng nhạt thì có thể cây đang được nhận quá nhiều ánh sáng. Khi đấy bạn cần có những điều chỉnh vị trí cây phù hợp.

– Nước

Cây trầu có nhu cầu nước kém, nên tưới cây từ 1-2 lần/tuần. Nếu tưới quá nhiều nước cây dễ bị úng nước dẫn tới bị thối thân và rễ. Trong điều kiện cây trồng thủy sinh, bạn nên thường xuyên thay nước để đảm bảo cây phát triển bình thường.

– Nhiệt Độ

Trầu bà phát triển tốt nhất trong khoảng từ 15-30 độ C. Nếu thời tiết lạnh dưới 8 độ, cây có thể bị chết.

– Sâu Bệnh

Trầu bà ít sâu bệnh, tuy vậy vẫn có thể bắt gặp một số loại sâu hại trên lá cây như: sâu, rệp,.. khi xuất hiện những sâu hại này bạn có thể dùng bông hoặc khăn nhúng qua rượu để diệt trừ. Trường hợp cây bị thối rễ, bạn có thể bổ sung thuốc kích thích ra rễ cho cây, xới đất và không để cây ở nơi bị úng nước. Bạn cũng nên thường xuyên loại bỏ lá vàng để cây tránh được sâu bệnh, lau chùi lá nếu lá bị bám bụi để hiệu quả lọc không khí được tốt hơn.

– Nhân Giống Cây Trầu Bà

Nhân Giống Cây Trầu Bà

Cây trầu bà được nhân giống theo hai hình thức đó là giâm cành hoặc tách cây con. Đối với cách giâm cành, hình thức này áp dụng cho những cây trầu bà thân leo, thân được chọn làm giống là thân đã trưởng thành, có mầm và nhánh khỏe, được cắt thành đoạn từ 10-15 cm, sau đó vùi vào cát thô hoặc đá trân châu. Một lưu ý đó chính là không đặt cành giống vào nước hay đất ẩm nhằm hạn chế sự sinh trưởng giúp cây phát triển bộ rễ khỏe.

Đối với hình thức tách cây con, cách này thường áp dụng cho những cây trầu bà thân bụi. Cây con được tách từ bụi cây mẹ bằng dao nhọn, trực tiếp từ rễ cây. Sau đó tại vết cắt bạn bôi hỗn hợp vaselin và ridomin, rồi chuyển cây ra chậu đã chuẩn bị đất trước đó.

10. Có nên trồng cây trầu bà trong nhà hay không?

Mọi người trước khi chơi thường thắc mắc trầu bà có tác dụng gì? Tìm hiểu phần này sẽ giúp bạn hiểu rõ có nên trồng trầu bà trong nhà hay không. Về tác dụng khoa học, đây là điều đã được chứng minh nên bạn hoàn toàn có thể tin tưởng.

Cây trầu bà được trồng để giúp loại bỏ khí độc và độc tố trong không khí, điều đó khiến  người gọi nó là “máy lọc mini”. Bởi vậy, để cây trong phòng ngủ không gây hại mà ngược lại còn có lợi.

Đặc biệt không chỉ có khả năng giúp lọc không khí như lưỡi hổ, cây trầu bà còn có thể hấp thụ các tia bức xạ điện tử có hại như bức xạ từ điện thoại, máy tính, sóng wifi, lò vi sóng, khói thuốc,..bạn có thể đặt cây ở phòng khách, phòng làm việc,…Ngoài ra, nếu bạn trồng cây nước trong bể cá còn giúp hấp thụ natri trong nước. Điều này khiến nước sạch hơn, cá vì thế cũng khỏe mạnh hơn.

Có nên trồng cây trầu bà trong nhà hay không?

11. Chú ý của cây Trầu Bà

Hiện nay có rất nhiều người hỏi là cây Trầu Bà có độc không ? Mặc dù cây có tác dụng rất tốt trong việc thanh lọc không khí nhưng không nên tiếp xúc trực tiếp với chúng hoặc ăn chúng. Trong cây có chất Calcium oxalate chất này ngây ra bỏng rát, buồn nôn và tiêu chay. Do đố nếu trong gia đình có trẻ nhỏ tuyệt đối không để tiếp xúc trực tiếp với cây, ăn lá cây để tránh xảy ra tổn thương cho bé.

Trên đây là các kiến thức về cây Trầu Bà, để không khí trong phòng của gia đình bạn trong lành bạn có thể mua ngay những cây Trầu Bà tại các shop cây cảnh nhé.

Chúc bạn an yên và hạnh phúc!