Cây Thiết Mộc Lan – Giá trị và ý nghĩa khi chơi cây cảnh Thiết Mộc Lan

1. Cây thiết mộc lan là cây gì?

Thiết mộc lan hay phát lộcphát tài hoặc phất dụ thơm (danh pháp hai phần: Dracaena fragrans, đồng nghĩa: Dracaena deremensis) là một loài thực vật có hoa trong họ Tóc tiên (Ruscaceae). Nó là loài bản địa của Tây Phi, Tanzania và Zambia nhưng hiện nay được trồng làm cây cảnh ở nhiều nơi.

2. Đặc điểm của thiết mộc lan

Mỗi một loại cây trồng đều mang những ý nghĩa đặc trưng khác nhau, vì thế khi đứng trước sự lựa chọn một loại cây kiểng văn phòng có kiểu dáng đẹp và hợp phong thủy làm khách hàng khá băn khoăn. Trong nhiều loại cây đang cùng xuất hiện trên thị trường thì thiết mộc lan là một cái tên nổi bật đối với giới sành hoa.

Cây có nguồn gốc từ vùng Tây Phi nhưng hiện nay nó trở thành một loại cây cảnh đẹp, phổ biến và được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là một loại cây thân gỗ, nhiều lá thuộc họ Dracaenaceae. Hơn nữa, nó còn một đặc tính rất ấn tượng đó là chồi non sẽ mọc xung quanh những gốc cây bị cắt ngang.

Lá của cây thiết mộc lan có các lá mọc thành hình nơ (hoa thị), bóng và sẫm màu, phiến lá có sọc rộng nhạt màu hơn và ngả vàng ở phần trung tâm. Nó là loại cây bụi phát triển chậm với các lá có thể dài tới 1 m (3 ft) và rộng 10 cm (4 inch), sống rất khỏe, chỉ cần một cành nhỏ dâm xuống đất cũng có thể phát triển thành một cây lớn.. Khi trồng trong đất nó có thể cao tới 6 m (20 ft) nhưng sự phát triển bị hạn chế khi trồng trong chậu. Thiết mộc lan có hoa trắng-nâu tím với hương thơm, vì thế mà trong tên gọi khoa học có từ fragans (nghĩa là hương thơm).

Thiết Mộc Lan ra hoa vào thời điểm chuyển mua từ đông sang xuân, khi tiết trời còn se lạnh. Hoa của thiết mộc lan mọc thành chum, có màu trắng bắt mắt, sinh động và có hương thơm dịu nhẹ. Thế nhưng không phải trong điều kiện chăm sóc nào cây cũng có thể ra hoa, bạn cần có những bước chăm sóc đúng cách thì cây mới có thể ra hoa đẹp được.

Chính vì sức sống bền bỉ của nó nên được nhiều người ưa thích và muốn dinh cây về trồng ở trong nhà, các văn phòng làm việc, trưng ngoài trời, thậm chí là trồng thủy sinh… Tại những môi trường ánh sáng yếu cây vẫn có thể sinh trưởng được, nhưng nếu có thể bạn hãy để cây tiếp xúc với nắng ấm khoảng 1 đến 2 lần 1 tuần, điều này giúp cây quang hợp và trao đổi chất tốt hơn, cây được tươi xanh hơn.

Cây có thể nở rộ vào dịp tết, tùy vào điều kiện chăm sóc của mỗi người

Ngoài ý nghĩa phong thủy, cây còn mang lại sức khỏe tích cực cho gia chủ. Cây dễ trồng và dễ chăm sóc nên bạn sẽ dễ dàng sở hữu được một cây cho riêng mình. Hãy chăm sóc cho ngôi nhà của bạn bằng một cây cảnh thật sự ý nghĩa này nhé.

Không chỉ giúp nhà bạn hương sắc ngào ngạt, mà cây thiết thiết mộc lan còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt. Cây có thể lọc bỏ các độc tố gây ô nhiễm không khí, hấp thụ monooxide de carbone rất hiệu quả. Ngoài ra cây còn hút được cả benzene, toluene, formallhelyde, mang đến nguồn không khí trong lành và duy trì sức khỏe cho các thành viên trong nhà.

3. Ý nghĩa của cây Thiết Mộc Lan trong phong thủy

Cây Thiết Mộc Lan trong phong thủy có ý nghĩa mang đến nhiều may mắn, tài lộc, tiền bạc cho gia chủ. Đặc biệt, khi cây nở hoa là báo hiệu tiền tài sắp đến. Cây Thiết Mộc Lan sẽ đại diện cho hành Mộc khi đặt hướng Đông Nam hoặc hướng Đông của ngôi nhà với ý nghĩa mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.

– Ý nghĩa phong thủy cây thiết mộc lan tính theo số cành

Ý nghĩa phong thủy của cây Thiết Mộc Lan thường được tính theo số cành hoặc chậu. Bạn có thể lựa chọn chậu cây với số lượng cành mang một ý nghĩa mong muốn cho ngôi nhà của mình. Chẳng hạn:

2 cành: may mắn trong tình yêu, mọi sự như ý.

3 cành: tượng trưng cho hạnh phúc.

5 cành: đại diện cho sức khỏe.

8 cành: là sự phát lộc, phát tài của gia chủ và gia đình.

9 cành: tài lộc dồi dào, hạnh phúc viên mã, thời vận tốt cho gia chủ.

– Cây thiết mộc lan hợp với mệnh gì?

Cây thiết mộc lan phong thủy này tươi tốt quanh năm, bản thân màu xanh mướt của cây đã đại diện cho hành Mộc. Do đó, những người thuộc mệnh Mộc rất thích hợp trồng cây thiết mộc lan. Năng động, hướng ngoại, giàu lòng vị tha và yêu thiên nhiên là những đặc điểm tính cách của người mệnh Mộc.

Để gia tăng vận khí, tài lộc cho bản thân, họ có thể trồng cây cảnh này, cũng một số loại cây có sắc xanh khác trong nhà. Đồng thời, trong Ngũ hành tương sinh, Mộc sinh Hỏa, nên màu xanh hay cây phong thủy này còn có thể trở thành lựa chọn của người mệnh Hỏa nếu họ thích trồng.

– Cây thiết mộc lan hợp với tuổi gì?

Vì hợp với người mệnh Mộc và hỏa nên tất cả những người thuộc mệnh Mộc và hỏa đều có thể trồng cây này, bất kể họ cầm tinh con giáp nào.
Những tuổi mang mệnh mộc đó là:

  • Tuổi Mậu Tuất sinh năm 1958
  • Tuổi Kỷ Hợi sinh năm 1959
  • Tuổi Nhâm Tý sinh năm 1972
  • Tuổi Quý Sửu sinh năm 1973
  • Tuổi Canh Thân sinh năm 1980
  • Tuổi Tân Dậu sinh năm 1981
  • Tuổi Mậu Thìn sinh năm 1988
  • Tuổi Kỷ Tỵ sinh năm 1989
  • Tuổi Nhâm Ngọ sinh năm 2002
  • Tuổi Quý Mùi sinh năm 2003
Những tuổi mang mệnh hỏa đó là: 
  • Giáp Tuất:  1994
  • Đinh Dậu:  1957 – 2017
  • Bính Dần:  1986 – 1926
  • Ất Hợi: 1995
  • Giáp Thìn:1964
  • Đinh Mão: 1987
  • Mậu Tý: 1948 – 2008
  • Ất Tỵ: 1965
  • Kỷ Sửu: 1949 – 2009
  • Mậu Ngọ: 1978
  • Bính Thân: 1956 – 2016
  • Kỷ Mùi: 1979

Ngoài ra, những người thuộc tuổi Mão mang mệnh Mộc (Tân Mão -1951) và Hỏa (Đinh Mão – 1987) cũng rất hợp trồng loại cây này. Tính cách người tuổi Mão khá nhẹ nhàng, ôn hòa và thích những thứ đơn giản.

Họ sống an phận, ít kinh nghiệm và cũng rất thận trọng trong việc kiếm tiền nên tài sản tích lũy được khá chậm, khó có thể phát tài. Lời khuyên cho họ là trồng cây thiết mộc lan để có thể xua tan những điềm rủi và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc cũng như cuộc sống thuận lợi.

4. Vị trí thường đặt cây Thiết Mộc Lan

Thiết Mộc Lan được đặt ở cửa phòng làm việc.

Cây Thiết Mộc Lan được đặt dọc lối đi của văn phòng làm việc.

 

 

Cây Thiết Mộc Lan được đặt ở phía trước cửa sổ nhà giúp mang lại phong thủy tốt.

Thiết mộc lan đặt tại phòng lễ tân

Nhiều gia đình của lựa chọn cây Thiết Mộc Lan để mang lại không gian xanh cho ngôi nhà.

Cây Thiết Mộc Lan đặt ở phía sau cửa phòng khách để thu hút tài lộc vào nhà.

5. Cách trồng và chăm sóc thiết mộc lan

5.1. Cách trồng thiết mộc lan

Trên thị trường thiết mộc lan thường được trồng sẵn trong chậu để bán, bạn chỉ việc mua về để chơi. Tuy nhiên bạn muốn tự tay mình trồng và chăm sóc các bạn có thể tham khảo các cách sau:

Trồng cây bằng thân: Thông thường cây thiết mộc lan được chặt một đoạn thân để tạo dáng và cành lá đẹp. Ta có thể tận dụng phần thân này để đem trồng thành cây mới. Cách trồng này tận dụng được phần thân bị chặt bỏ nhưng cây mới sẽ có phần kém phát triển và cần chăm sóc nhiều hơn.

Trồng cây thiết mộc lan bằng thân nên sử dụng các loại thuốc kích thích mọc rễ nhanh để cây kịp phát triển trước khi thân cây hết dinh dưỡng. Trong quá trình trồng và chăm sóc cần để cây dưới ánh nắng nhằm giúp cây quang hợp và phát triển tốt.

Trồng trong nước: phương pháp này thiết mộc lan được trồng trực tiếp trong nước vì thế các bạn có thể trang trí nội thất, làm cây để bàn, tuy vậy thời gian sống của cây không lâu chỉ khoảng 2-3 tháng.

Trồng bằng gốc: Phương pháp này cây sẽ phát triển tốt, sống lâu hơn, tuy nhiên nếu cây thường xuyên để trong bóng mát, gốc sẽ mất dần sức sống và lụi đi. Ngược lại nếu bạn trồng cây ở ngoài trời nắng gốc sẽ phát triển nhanh thành cây và thời gian sống sẽ lâu hơn.

5.2. Chăm sóc thiết mộc lan cơ bản

Để chăm sóc cây cho cây phát triển tốt và khỏe mạnh, các bạn cần chú ý những vấn đề sau:

– Ánh sáng

Cây thiết mộc lan khỏe mạnh và phát triển tốt dưới ánh sáng ngoài trời. Vì thế nên đặt cây tại vị trí nhiều nắng để rễ cây chắc khỏe và lá xanh tốt. Ngược lại nếu để cây tại những vị trí thiếu sáng quá lâu, thiết mộc lan sẽ bị mỏng lá và kém sức sống.

– Đất trồng

Cây thiết mộc lan đẹp dễ sống nên có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên để cây khỏe mạnh và nhanh lớn, người trồng cần chọn loại đất giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Định kỳ hàng năm nên bón bổ sung phân NPK và phân hữu cơ để đảm bảo tỷ lệ dinh dưỡng đất trồng cân bằng.

– Tưới nước

Thiết mộc lan là loại cây có nhu cầu nước ở mức khá cao. Người trồng cần tưới nước thường xuyên cho cây để các cành lá xanh tốt và bóng đẹp. Nên quan sát tình trạng cây và độ ẩm của đất mà tưới lượng nước phù hợp với thiết mộc lan. Thời điểm tưới phù hợp thường là lúc sáng sớm và khi chiều mát. Tùy vào việc cây trồng trong nhà hay ngoài trời mà người trồng cũng sẽ có điều chỉnh lượng nước ít hay nhiều.

– Sâu bệnh

Thân cây thiết mộc lan rất chắc khỏe nên ít có sâu bệnh làm hại cây. Người trồng chỉ cần lưu ý một số bệnh như vàng lá, khô đầu lá hoặc thối rễ. Hầu hết những bệnh này đều bắt nguồn từ việc tưới nước không hợp lý khiến cây thiếu nước hoặc úng nước. Để xử lý hãy cắt bỏ phần cây bệnh và điều chỉnh lại lượng nước tưới cho cây. Thực hiện các cách cắt tỉa cây thiết mộc lan thường xuyên cũng sẽ giúp cây khỏe mạnh và hợp thẩm mỹ hơn.

Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây: Dinh dưỡng rất quan trọng đây là yếu tố giúp thiết mộc lan phát triển tốt. Sau 2-3 tháng, bạn có thể dùng phân NPK để bón cho cây. Chú ý: không được bón sát gốc cây, như vậy sẽ khiến cây chết, phân bón cũng chỉ cần 1 nắm nhỏ.

5.3 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ

– Kiểm tra độ ẩm chậu cây và tưới lượng nước vừa đủ cho cây: Dùng tay kiểm tra xem đất xung quanh, dưới mặt chậu có ẩm, nếu quá ướt thì kiểm tra xem chậu cây có bị ứ nước và thông lại lỗ chậu cây. Trường hợp này, không nên tiếp tục tưới nước cho cây nữa, ngưng nước khoảng 2-3 ngày. Đất trên mặt gần gốc cây thiết mộc lan khô ráo- tiến hành tưới nước. Lượng nước tưới phù hợp với chậu cây và loại cây. Ví dụ: Với thiết mộc lan có đường kính 30-35 cm, tưới khoảng 1 lít nước. Tưới nước đều quanh gốc cây. Lần tiếp theo khi tưới ta phải kiểm tra độ ẩm để điều chỉnh lượng nước thích hợp. – Lau lá bám bụi và vệ sinh chậu cây:
Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình
– Kiểm tra và nhặt bỏ lá úa, lá vàng và cắt tỉa đầu lá héo cho chậu cây thiết mộc lan Khi cắt tỉa lá phát tài ta cắt tỉa theo hình chiếc lá cắt ở đầu lá để đảm bảo thẩm mĩ. Khi cắt bỏ lá ta cắt sát thân không nên cầm tay tước. – Thường xuyên theo dõi, cắt bỏ bớt cành lá khô, sâu bệnh, tạo dáng đẹp cho cây.
– Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Thiết Mộc Lan
Phân bón cũng góp phần quan trọng giúp cây thiết mộc lan phát triển nhanh và khoẻ mạnh. Cây cần một hàm lượng phân bón nhất định để duy trì chất dinh dưỡng nuôi các bộ phận của mình. Đối với cây thiết mộc lan thì bạn nên chọn phân NPK để bón với tần suất trung bình 2-3 tháng/đợt. Nên sử dụng một lượng phân bón vừa phải, tiến hành rắc phân quanh gốc cây và cách thân cây 5-10cm, sau đó tưới nước đều quanh gốc cho ngấm. Hoặc ta có thể hòa lượng phân NPK vừa phải và tưới đều lên gốc cây cũng được

Chú ý: Thiết mộc lan ít có sâu bệnh, tuy nhiên đôi khi sẽ bị sâu quấn chiếu tấn công vì vậy bạn hoàn toàn có thể bắt sau thủ công bằng tay là có thể phòng chống sâu bệnh cho thiết mộc lan.

6. Cây thiết mộc lan có độc không?

Trồng cây thiết mộc lan trong nhà không gây độc mà ngược lại còn hút sạch bụi bẩn và thanh lọc không khí rất tốt, các bạn nhé! Đây là giống cây cảnh nội thất giúp loại bỏ những độc tố gây ô nhiễm không khí. Đặc biệt là hấp thụ chất monoxide de carbone, benzene, toluene, formallhelyde trong không khí rất hiệu quả.

Thậm chí, trồng cây thiết mộc lan trong nhà hoặc trong văn phòng, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích khác nhau. Bởi Thiết Mộc Lan sẽ vô hiệu hóa các sóng điện từ gây hại cho sức khỏe và giúp điều hòa không khí trong lành hơn. Đọc đến đây thì các bạn cũng đã hiểu cây thiết mộc lan có độc hay không đúng không nào! Tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của cây.