Cây xương rồng có ý nghĩa và tác dụng gì trong đời sống?

Cây xương rồng là một trong những loại cây có sức sống cực kỳ khỏe , như chúng ta thấy nó có thể 1 mình sống ở những nơi sa mạc chỉ có cát và nắng nóng hiếm khi có giọt nước nào. Hiện nay cây xương rồng được lai tạo ra rất nhiều kiểu đẹp mắt và được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn là một trong những cây phong thủy trong nhà giúp thu hút tài lộc .

1. Cây xương rồng là cây gì?

Cây xương rồng có tên khoa học là Cactaceae. Là loài cây chủ yếu bắt nguồn từ châu Mỹ, sau đó được đem trồng tại nhiều nơi trên thế giới. Trong tự nhiên, xương rồng phân bố tại các vùng sa mạc và các vùng đất khô nóng như hoang mạc, vùng nhiệt đới. Hiện nay nhiều loài xương rồng đã thích nghi với nhiều môi trường khác nhau nhờ sự di chuyển của con người.

Xương rồng thuộc loại thực vật mọng nước, phát triển đa dạng như phủ sát mặt đất, mọc thành bụi hay cây lớn. Phần lớn cây sinh trưởng trên đất nhưng cũng có một số loại ký sinh trên cây khác. Thân cây màu xanh lục mọng nước, phần lớn lá cây tiêu giảm thành các gai nhọn. Những gai nhọn này có tác dụng giảm sự mất nước ở cây và bảo vệ thân cây khỏi các loài thú.

Xương rồng được lai tạo ra rất nhiều kiểu đẹp mắt và được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn

Tuổi thọ xương rồng rất lâu, có loài lên tới 300 năm tuổi. Hoa xương rồng mọc và nở rất chậm, từ nửa năm đến một năm mới nở một lần. Hoa của loài cây này nhìn rất đẹp mắt với đủ các màu.

2. Đặc điểm của cây xương rồng

Đặc điểm chung của các cây trong họ Cactaceae là có thân mọng nước, đặc trưng của thực vật ở sa mạc, thân của chúng rất phát triển và có kích thước, kiểu dáng rất khác nhau (đặc trưng riêng của từng giống). Lá của các cây thuộc họ Cactaceae bị tiêu biến trở thành vảy nhỏ hoặc biến đổi thành các gai trên thân.

– Cây xương rồng có nguồn gốc từ vùng sa mạc nên có đặc tính ưa sáng và không yêu cầu nhiều nước trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Nhìn chung cây xương rồng yêu cầu điều kiện khô hạn cả về phương diện đất và không khí, có tính chống chịu cao với điều kiện khô hạn vì bản thân chúng đã hình thành hàng loạt các cơ chế bảo vệ khi bị khô hạn trong thời gian dài.

2.1 Về thân cây

– Xương rồng có thân mập, căng bóng mọng nước, vì bên trong chứa rất nhiều nước gọi là mủ. Có giống chứa chất mủ màu trắng đục như sữa (có hại cho mắt) như Opuntia Dillenii, có giống chứa chất nước trong như Barrel Cactus (có thể tạm dùng giải khác được).

– Thân cây xương rồng rất đa dạng: hình trụ (thường gọi là độc trụ hoặc mộc trụ), hình cầu và dẹp. Đa số giống là hình trụ và hình cầu, số ít giống là hình dẹp, như cây Lưỡi Long (gốc dẹp, thân dẹp và hình như những chiếc lá dày). Hoặc loại xương rồng tai thở… Thân cây xương rồng , tùy giống mà có loại cao, thấp, to, nhỏ khác nhau. Thân có khía hoặc có múi. Có giống ít khía như giống ta dùng làm hàng rào (chỉ có 3 khía), nhưng cũng có giống đến 25 khía (Ferocactus wedzenii). Giống không có khía thì có múi. Múi là những nốt sần lớn tựa như vỏ trái thơm mà đa số các giống xương rồng đều có hình dạng này.

a) Lông:
Đa số giống xương rồng có thân trơn láng, nhưng cũng có một số giống thân có lớp lông mịn phủ đầy, như Cephalocerus. Có giống trên ngọn được phủ chụp lớp lông dày trắng xóa, gọi là bạch đầu Ông, giống Borzicactus…

b) Gai:
Nói đến xương rồng là phải nói đến gai. Đa số xương rồng đều có gai nhọn, và là gai chùm. Nhiều giống xương rồng có nhiều gai cứng mọc tua tủa, nhưng cũng có giống gai nhỏ và mềm dịu. Gai xương rồng thường màu đen, nhưng cũng có giống gai màu vàng. Gai xương rồng là biến thế của lá kèm, đây là đặc tính của đa số giống cây mọc ở vùng sa mạc quanh năm nóng cháy. Và nhờ vào tiết diện gai quá nhỏ đó nên xương rồng không bị thoát nước nhanh như các giống cây kiểng có nhiều lá khác:
– Xương rồng Euphorbia có nhiều gai, vừa dài vừa to, lại nhọn và cứng (giống này vốn màu xanh, nhưng ngày nay đã lai tạo ra được giống mới có màu đỏ sẫm rất đẹp).

– Xương rồng Echinocactus Grusonii thân có nhiều gai chằng chịt bao kín khắp thân cây.

– Xương rồng Cephalocerus có lông rất cứng nhưng ít và nhỏ, lông giấu mình trong những nùi lông tơ trắng rất êm dịu….

2.2 Về lá

Khi nói đến xương rồng ai cũng nghĩ nó trơ trụi, không lá. Thế nhưng thực tế cũng có một số ít giống xương rồng có lá. Có giống lá nhỏ, có giống lá to, nhưng đa số lá đều có cuống ngắn và bản dày vì bên trong mọng nước:
– Xương rồng Aeonium Holochrysum xuất xứ ở vùng Bắc Phi có nhiều lớp lá xếp khít nhau thành vòng tròn đồng tâm, trông như những cánh hoa hồng đang xòe nở.

– Giống Aeonium Haworthii thì có lá to và dày hơn.

– Xương rồng Pleiospilos xuất xứ ở vùng Nam Phi có lá hình mắt cao vừa dài vừa rộng bản.

– Một số giống xương rồng khác, trong đó có giống Euphorbia có lá nhỏ xuất hiện ở phần ngọn, và từ cạnh mép của cành.

2.3 Về rễ

– Do đa số cây xương rồng chỉ có thân đơn độc, trơ trụi, nhưng trong thân lúc nào cũng chứa nhiều nước (mủ), lại không bị thoát nước nhanh như những giống cây có lá khác, nên nó không cần có bộ rễ hoàn chỉnh để hút được nhiều nước nuôi cây.

– Xương rồng không có rễ cái (rễ trụ) mà chỉ có chùm rễ con lưa thưa. Chùm rễ con có nhiệm vụ giữ cho thân cây mọc đứng thăng bằng, không bị ngã đổ, và hút chất bổ dưỡng trong đất để nuôi cây.

– Mặc dầu có bộ rễ yếu, nhưng cây xương rồng lại có sức sống khỏe, dẻo dai, khi bị nhổ lên trồng lại cây vẫn sống mạnh, khó chết, hoặc biểu hiện mất sức của cây không thể hiện rõ trong những ngày đầu. Do bộ rễ yếu nên khi trồng xương rồng làm hàng rào ta nên dùng cây chống để phòng ngã đổ, nhất là trong mùa mưa bão…

2.4 Về hoa

– Xương rồng trổ hoa quanh năm, điều này đã thu hút mạnh sự đam mê của người trồng nó. Số lượng hoa mỗi lần trổ có thể là một hoặc nhiều hơn. Tùy từng giống mà hoa đậu trên cây ít hay nhiều: có giống chỉ nở một ngày rồi tàn, nhưng cũng có giống hoa khoe sắc trên cây 2-4 ngày mới héo. Màu sắc của hoa xương rồng cũng rất đa dạng, gồm có màu trắng, đỏ son, tím nhạt, vàng xanh, vàng cam. Đó là chưa nói đến nhiều sắc hoa có chấm điểm trông thật đẹp mắt. Chẳng hạn:
+ Hoa màu trắng với nhiều chấm đỏ tía điểm xuyết rất lạ mắt, có giống Turbicarpus, xuất xứ tại Mexico.
+ Hoa màu đỏ tía, màu trắng, màu vàng, có giống Tricodiadema, xuất xứ tại các vùng Nam Phi và Ethiopia.

+ Hoa màu vàng và đỏ sậm có các giống Thelocactus (xuất xứ tại Mexico), và giống xương rồng ở vùng Texas là Homalocephala.
+ Hoa màu trắng có nhiều giống, như giống Setiechinopsis, xuất xứ tại Argentina. Ở vùng Mexico và Trung Mỹ có giống Selenicereus, và tại Peru có giống Sereus Peruvianus.
+ Hoa màu đỏ hoặc đỏ tối có giống Schlumbergers, xuất xứ tại Brazil và vùng phụ cận.
+ Hoa màu vàng cam có giống Pleiospilos Canus, xuất xứ tại Nam Phi.
+ Hoa màu vàng pha với một chút dỏ tía có giống Notocactus, xuất xứ tại Argentina và Paraguay.
+ Cánh hoa màu vàng tái một cách thầm kín có giống Neobesseys, xuất xứ tâi Texas.
+ Hoa màu đỏ phớt vàng, đỏ và tía có giống Lobivia, xuất xứ tại Peru và Bolivia.
+ Hoa màu vàng cam có giống Lapidaria, xuất xứ tại Nam Phi.
+ Hoa màu tím đỏ có giống Echinocereus Viridiflorus, xuất xứ tại Mexico.
+ Hoa màu Hồng ngọc có giống Echinocactus, xuất xứ từ vùng Texas đến Mexico.

– Vị trí trỗ hoa trên cây thay đổi theo từng giống khác nhau, thông thường hoa mọc ra từ kẻ múi, nếu thân có dạng múi. Ngược lại, nếu thân dạng khía thì hoa mọc ra ở cạnh gai (gai mọc ở mép khía). Ngay chồi con cũng vậy, thân dạng múi nảy ra từ kẻ múi, còn thân dạng khía thì chồi con nảy ra ở cạnh gai. Cũng có giống xương rồng hoa mọc thành từng cụm ở nách lá, như các giống Euphorbia Milii, Euphorbia Liguralia….Có giống hoa mọc trên sẹo của lá như xương rồng Euphorbia Antiquorum….

2.5 Về quả xương rồng

– Xương rồng có trái hình cầu bên trong không chia thành ngăn hoặc múi, chứa nhiều hạt. Thời gian từ lúc xương rồng trổ hoa cho đến khi trái chí nh ngắn (1 tháng) hoặc dài (3 tháng) thay đổi tùy từng giống. Với những giống quí hiếm, nhà vườn thường dùng hạt làm giống. Với giống mới, đa số nhà vườn thường có thói quen nhập hạt giống hoặc nhập cây con về trồng để khai thác nhanh hơn.

– Trái xương rồng chứa rất nhiều hạt. Cây còn nhỏ thường cho trái nhỏ, những cây trưởng thành cho trái to hơn. Trong trái nhỏ chứa khỏang vài chục hạt, còn trái lớn chứa 500 hạt trở lên. Kích thước hạt rất nhỏ. Tùy giống, khi trái chín già tự động tách hết vỏ để hạt bên trong bắn hết ra ngoài. Nhưng cũng có giống khi chín trái cứ bám chặt trên cây, nếu không được hái thì chờ đến lúc vỏ trái bị mục hạt mới phân tán ra ngoài. Hạt vừa chín có thể đem gieo ngay và tỷ lệ nảy mầm rất cao.

Xương rồng ra quả

3. Ý nghĩa cây xương rồng trong cuộc sống

Nhiều người chỉ trồng nó làm cảnh mà không biết xương rồng có ý nghĩa gì. Ý nghĩa của cây xương rồng trong cuộc sống đã và đang khiến nhiều người yêu thích. Xương rồng sống trong sa mạc – môi trường có thể nói là khắc nghiệt nhất trên trái đất. Không ít người khó hiểu xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn mà có thể sống sót được. Vậy mà nó vẫn tồn tại và phát triển rất tốt dù cho hầu hết các loài thực vật đều không tồn tại nổi ở đây. Hình ảnh xương rồng trên sa mạc vẫn sống tốt với sự bền bỉ, sức sống mãnh liệt và khả năng thích nghi đáng ngạc nhiên khiến ta khâm phục.

3.1. Trong cuộc sống: Vừa là sự mãnh liệt vừa là sự yếu đuối

Đó là ý nghĩa của cây xương rồng trong cuộc sống. Với khả năng sống trong môi trường khắc nghiệt, cây xương rồng thể hiện sự bền bỉ, sức sống mãnh liệt, khả năng chịu đựng cao. Nó đại diện cho người mạnh mẽ, kiên định, sống bằng lý trí và có thể vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn, giống như ý nghĩa của sen đá – người bạn mọng nước nhỏ bé.

Tuy nhiên, nếu chỉ mạnh mẽ và gai góc thì chưa đủ sự hấp dẫn và chiều sâu khiến người ta muốn khám phá. Cũng như thân cây xương rồng bên ngoài xù xì, gai góc nhưng bên trong mọng nước, có những người vẻ ngoài thì cứng rắn nhưng bên trong lại mềm yếu, giàu tình cảm.

Con người chúng ta rất cần học tập sự chịu đựng và bền bỉ của cây xương rồng. Bởi cuộc sống này sẽ chỉ ngày càng khắc nghiệt và tạo nên áp lực cho mỗi chúng ta. Chỉ có cố gắng trở nên gai góc và thích nghi, chúng ta mới có thể tồn tại dù hoàn cảnh bên ngoài có tồi tệ đến đâu.

Tuy bên ngoài gai góc là thế, nhưng bên trong cây xương rồng luôn luôn mọng nước và tràn đầy nhựa sống. Dù hoàn cảnh sa mạc có khô hạn thế nào, cây vẫn có thể góp nhặt từng giọt nước để lưu giữ trong mình. Con người chúng ta cũng thế. Đừng để môi trường khắc nghiệt xung quanh làm cho ta trở nên gai góc cả trong lẫn ngoài. Hãy như cây xương rồng, dù phải giữ vẻ ngoài gai góc, khô khan để tồn tại nhưng bên trong lại vẫn mềm mại, mọng nước đến tận cùng. Chỉ có một tâm hồn giàu cảm xúc và sự sẻ chia, con người ta mới có thể sống như một con người đáng sống. Ý nghĩa ương rồng trong cuộc sống thật sâu sắc phải không nào.

3.2. Trong tình yêu: Nồng nàn, chung thủy nhưng cũng âm thầm, lặng lẽ

Hoa xương rồng ít nở nhưng khi nở lại có sức cuốn hút đặc biệt. Không phải vì nó ngát hương hay khoe sắc quá rực rỡ mà bởi vì nó là kết quả sau một quá trình dài gian nan, bền bỉ trong môi trường khắc nghiệt. Ý nghĩa cây xương rồng trong tình yêu cũng vậy. Nó thể hiện cho sự mãnh liệt, bền bỉ và chung thủy. Dù trải qua khó khăn, thử thách vẫn vượt qua, đâm chồi nở hoa. Ý nghĩa của hoa xương rồng biểu trưng cho một tình yêu đơm hoa kết trái, một tình yêu phi thường, trải qua sóng gió và kết thúc có hậu.

Có thể nhiều người chưa biết rằng cây xương rồng còn có nghĩa là một tình yêu chưa nói, âm thầm và lặng lẽ. Vậy nên nếu ai đó bỗng tặng cho bạn một chậu xương rồng xinh xắn thì hãy nghĩ đến khả năng người ấy có tình cảm đặc biệt với bạn.

Trong tiếng Tây Ban Nha, cây xương rồng là “hãy đến và mang em đi”. Có một câu chuyện tình yêu kể về ý nghĩa của xương rồng và sự tiếc nuối trong tình yêu như sau: ở một vùng đất xa xôi nọ, có hai người đều đem lòng thương nhớ nhau nhưng lại không thổ lộ. Đến một ngày, khi không thể chờ đợi thêm nữa, chàng trai mang hết tâm tư ngỏ lời với cô gái nhưng chỉ nhận lại được chậu xương rồng. Anh ta thất vọng và cho rằng cô gái ấy không bằng lòng đến với anh, không cho anh một câu trả lời nào. Chàng trai bỏ cuộc, tình yêu phai nhạt, họ xa cách mà cả hai đều không hiểu nhau đang nghĩ gì. Rồi một ngày, người con gái ra đi theo một người khác, chàng trai vô cùng đau buồn đi tìm lý do. Rồi anh ta nhận ra lỗi là do lời nói dối của mình. Khi quen nhau, anh ta nói dối cô gái rằng mình học tiếng Tây Ban Nha. Vậy nên, lúc chàng trai tỏ tình, cô gái đã gửi gắm câu trả lời của mình qua cây xương rồng cho anh. Và vì anh không hiểu ý nghĩa xương rồng trong tiếng Tây Ban Nha là “hãy đến và mang em đi”.

3.3. Trong phong thủy: Đây là cây hóa hung cao

Ngoài ra ta không thể không nhắc đến ý nghĩa cây xương rồng trong phong thủy. Nhiều người chưa tìm hiểu xem trồng xương rồng trong nhà có tốt không hay cây nên đặt ở đâu mà đã đem đặt trong nhà. Là loài cây nhiều gai nhọn, xương rồng có ý nghĩa hóa hung cao. Các gai nhọn của cây hướng về xung quanh nên nếu để trong nhà sẽ bị chỉ vào người gây điềm xấu. Trồng xương rồng trong nhà sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, vận hạn cho những thành viên trong gia đình.

Việc đặt cây xương rồng trong nhà, trong văn phòng, trên bàn làm việc đều là điều cấm kỵ theo lý thuyết cây cảnh phong thủy. Loại cây mọng nước này với những gai nhọn trên thân mình khi chĩa vào người, vào không gian ở và làm việc sẽ tạo sinh khí xấu. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây bệnh tật, tiêu tán tài sản và nhiều điều không hay khác.

Nếu cây xương rồng nở hoa thì đó là một điềm lành. Song, nó vẫn chưa đủ để lấn át đi luồng sinh khí xấu kia.

Vậy nên đặt cây xương rồng ở đâu, tốt nhất bạn không nên đặt cây xương rồng cảnh trong nhà, nơi làm việc. Thay vào đó có thể trồng chúng ở ban công hay hàng rào trước cổng. Bởi vì khi đó, xương rồng lại như một lớp rào chắn bảo vệ ngôi nhà của bạn trước các sát khí mạnh từ bên ngoài xâm nhập.

4. Có những loại xương rồng nào phổ biến?

4.1. Xương rồng bánh sinh nhật

Với hình dáng tròn tròn, mũm mĩm nên cây có tên là xương rồng bánh sinh nhật. Tuy nhiên, gai của cây tương đối dày và cứng, có thể gây tổn thương cho bạn nếu va chạm mạnh. Nhưng bù lại, bánh sinh nhật là một trong những loài xương rồng kiểng ra hoa rất đẹp và nhiều, hoa xương rồng có màu hồng sặc sỡ và có thể nở đến vài chục hoa khi đến mùa sinh sản. Thông thường, hoa sẽ tàn sau 5 đến 7 ngày, nhưng bạn có thể đặt cây trong môi trường lạnh thì hoa có thể duy trì được lâu hơn.

4.2. Xương rồng tuyết

Là loại xương rồng rất dễ chăm sóc, ít tốn công tưới, lại có hình dáng ngộ nghĩnh, đẹp mắt, xương rồng tuyết đang là một loại xương rồng rất được yêu thích hiện nay. Mang hình dáng như những quả trứng màu xanh lá đậm mọc trên một thân, có nhiều gai hình như bông tuyết màu trắng xếp thành các vòng tròn sát nhau quanh thân. Không chỉ dùng để trang trí, cây còn có khả năng thanh lọc không khí, giúp hấp thụ bức xạ điện từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại,… bảo vệ sức khỏe cho bạn và người thân.

4.3. Xương rồng núi

Xương Rồng Núi có hình dạng như quả núi to đồ sộ. Đây cũng chính là vẻ đẹp riêng có của cây. Cây là biểu tượng cho hình tượng kiên cường bất khuất vươn lên mọi hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, điều này thể hiện ở chỗ thân cây luôn mọc thẳng đứng lên trên. Chậu xương rồng núi nhỏ xinh sẽ là điểm nhấn đặc biệt và độc đáo cho không gian làm việc của các bạn.

4.4. Xương rồng tai thỏ

Loại xương rồng nhiều công dụng nhất có thể kể đến chính là xương rồng tai thỏ. Với những cây kích thước nhỏ nhắn, sẽ được ưu ái dùng làm cây cảnh mini để bàn; còn loại sống trong tự nhiên (thuộc giống nopal) được dùng làm thuốc và thậm chí là làm thực phẩm.

Với tên gọi đáng yêu là xương rồng tai thỏ, thì các bạn cũng có thể hình dung được phần nào hình dạng của loại thực vật mọng nước này. Cây có dạng phiến dẹp, hình oval, từ phần thân chính sẽ mọc lên những nhánh con y như hình dáng của đôi tai thỏ. Cây có nhiều gai bao phủ, nhưng đặc biệt đối với cây xương rồng cảnh thì những gai này sẽ dưới dạng lông tơ màu vàng khá mềm mại.

4.5. Xương rồng bóng vàng

Đây là một loài xương rồng có kích thước thân tương đối lớn và tất nhiên chúng có rất nhiều gai. Nhìn vào hình dáng của xương rồng bóng vàng bạn dễ dàng nhận thấy sự khác biệt khi lông của chúng rất nhiều và các múi trên thân của cây sắp xếp với nhau dạng xoắn ốc rất bắt mắt. Xương rồng bóng vàng được ưa chuộng bởi thân cây to và tương đối dễ dàng chăm sóc.

Khi đến độ bóng vàng sẽ ra hoa ở ngay phần đỉnh, thường thì hoa thường mọc thành từng cụm có màu vàng tươi rất đẹp.

Xương rồng bóng vàng đại diện cho một con người cứng rắn mạnh mẽ, giàu tình cảm nhưng chẳng bao giờ thể hiện ra ngoài. Về tình yêu, xương rồng Bóng Vàng đại diện cho một thứ tình yêu nồng nàn, bốc lửa, mãnh liệt, thủy chung nhưng lại thầm kín, lặng lẽ chưa dám thổ lộ.

4.6. Xương rồng gym

Là loại cây có hình cầu với nhiều “múi” màu xanh tía, mỗi múi lại được chia thành nhiều phần nhỏ nên được gọi với tên “gym”. Xương rồng gym dễ nở hoa, hoa có nhiều màu như vàng, đỏ, cam, hồng… Không chỉ dùng để trang trí, cây xương rồng gym còn được dùng làm quà tặng rất ý nghĩa và đẹp mắt.

4.7. Xương rồng thiên nga

Nhắc đến xương rồng người ta thường nghĩ đến loài cây gai góc, xù xì nhưng ít ai biết rằng trong gần 2.000 loài xương rồng thì có rất nhiều loài sở hữu vẻ đẹp độc đáo. Xương rồng thiên nga là một trong những loài như vậy. Thân cây màu xanh tròn như quả cam được bao xung quanh bởi 1 lớp gai nhỏ và lông màu trắng muốt tương đối dày như lông của thiên nga. Đây cũng là lí do tại sao chúng có tên là thiên nga (hoặc lông thiên nga). Nếu như đa số các loại xương rồng sẽ mang ý nghĩa, tượng trưng cho sự mạnh mẽ, kiên cường thì xương rồng thiên nga lại tượng trưng cho một vẻ đẹp thuần khiết, một tình yêu trong sáng.

5. Những ai thì nên trồng cây xương rồng tốt?

Các mệnh nên trồng:

Nếu xét về mệnh thì đối với người thuộc mệnh Kim thì là khi trồng phong thủy cây xương rồng sẽ tốt cho bản thân, nó sẽ giúp hóa giải được những tà khí, giúp tránh được những kẻ tiểu nhân và đặc biệt là giúp cho chủ nhân gặp nhiều may mắn , thu hút tài lộc .

Các tuổi nên trồng:

bản chất cây xương rồng đúng với cái nghĩa của nó là liên quan đến người tuổi Thìn vì xương rồng là xương của con Rồng, vì thế đối với người tuổi thìn thì nên lựa chọn cây xương rồng để trồng để nó giúp cho chủ nhân đường tài vận tốt cũng như ngăn chặn những điều không may mắn về cả sự nghiệp, tình duyên và sức khỏe .

6. Đặt cây xương rồng ở vị trí nào trong nhà thì tốt?

Phong thủy luôn là yếu tố mà chúng ta cần phải cân nhắc và cũng dựa vào đó để chúng ta có thể lựa chọn được điểm đặt cây sao cho hợp lý. Cây xương rồng cảnh thường có kích thước nhỏ bé , nếu chúng ta đặt ở các khu vực rộng thì nó lại không hề hợp chút nào . Để mà đặt ở nơi vừa đẹp vừa hợp phong thủy thì chúng ta nên đặt ở trên bàn làm việc cạnh máy tính là tốt nhất .

Còn về hướng thì sao ? Về hướng thì chúng ta nên đặt theo hướng Tây Bắc của bàn làm việc là tốt nhất bởi hướng này nó không chỉ giúp cho chủ nhân hút tài lộc mà nó còn giúp cho chủ nhân vượng khí sức khỏe sung mãn và bền bỉ .

7. Những điều kiêng kỵ khi trồng cây sương rồng :

  • Cây sương rồng là loại cây không cần nhiều nước cho nên cúng ta nên hạn chế việc tưới nước nhiều sẽ dẫn đến bị úng nước và thối gốc sẽ mất hết tài lộc nhé .
  • Không nên đặt cây ở những nơi tối tăm ít ánh sáng
  • Không nên đặt ở trong phòng ngủ bởi nó sẽ gây ra những cảm xúc , tổn thương không đáng có
  • Không đặt trong phòng khách bởi phòng khách là nơi giúp chúng ta thư giãn , nếu chúng ta đặt cây ở phòng khách sẽ bị cây làm tiêu tan đi những nguồn năng lượng tốt
  • Không đặt cây xương rồng ở trong văn phòng công ty bởi nó ảnh hướng đến người đứng đầu công
  • Không đặt gần bếp lửa bởi nó có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây
  • Do cây xương rồng có nhiều gai nhọn nên chúng ta cần đặt cây ở trên cao tránh trẻ em chạm phải sẽ bị xước sát ngoài ý muốn .

8. Cách trồng xương rồng

Cây sống trong môi trường khắc nghiệt nên khả năng thích nghi tốt vì vậy cách nhân giống cây xương rồng dễ dàng hơn các loại cây khác. Tuy nhiên việc chọn hạt giống tốt cũng khiến cây của bạn đẹp và lớn nhanh hơn.

Đất trồng xương rồng là loại đất ẩm, không bị ngấm nước nhiều để tránh hạt xương rồng bị thối.

Gieo hạt xuống đất, lấy tay phủ một lớp đất lên. Không nên phủ đất dày sẽ khiến hạt khó nảy mầm. Nên gieo tại nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên để đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho hạt nảy mầm.

Loài xương rồng phát triển chậm nên phải mất một tháng hạt mới nảy mầm. Khi hạt nảy mầm nhớ cung cấp độ ẩm và dinh dưỡng phù hợp cho cây phát triển.

Khi cây đã phát triển tốt, đặt cây vào chậu với đất tơi xốp. Lưu ý đục lỗ thoát nước để đảm bảo rễ cây không bị úng. Để cây tại vị trí nhiều ánh sáng

9. Cách chăm sóc cây xương rồng

Nhờ sức sống mạnh và bền bỉ mà cách chăm sóc xương rồng cảnh không hề khó. Bạn chỉ cần lưu ý một số chi tiết nhỏ như sau:

– Ánh sáng

Cây ưa sáng nên bạn hãy đặt cây tại vị trí có ánh nắng nhiều như ban công, sân thượng,…

– Đất

Cây không cần quá nhiều dinh dưỡng nhưng bạn vẫn phải đảm bảo đất đủ chất để cây phát triển tốt. Lưu ý xới đất để đảm bảo đất thoát nước tốt.

– Tưới nước

Là loài sống trong sa mạc, nhu cầu nước của cây xương rồng không nhiều. Tưới cây vài ngày một lần và giữ ở mức vừa đủ để đất thấm nước.