Quy trình tổ chức buổi họp phụ huynh, những câu hỏi phụ huynh nên hỏi giáo viên khi họp

Trong mỗi cuộc họp phụ huynh, giáo viên là người chủ động điều hành cuộc họp từ đầu đến cuối bằng cách tạo ra danh sách các nội dung sau đó sẽ chia sẻ với phụ huynh học sinh. Vậy mỗi phụ huynh chúng ta cần biết họp phụ huynh được tổ chức như thế nào? Cần đặt câu hỏi gì với giáo viên?

1. Họp phụ huynh là gì?

Họp phụ huynh là hình thức do giáo viên tổ chức một buổi sinh hoạt có sự tham gia của thầy cô chủ nhiệm, phụ huynh và ban cán sự lớp nhằm thảo luận và giúp các em giải quyết các vấn đề học tập, hạnh kiểm, tất cả các sinh hoạt trong lớp nhằm giúp các em học tốt.

2. Quá trình tổ chức họp phụ huynh diễn ra như thế nào?

GVCN cần đưa ra những phương pháp tổ chức mới và cải tiến nội dung trình bày trong buổi họp:

  • Gửi thư mời họp phụ huynh đến nhà: thư mời phải đánh bằng văn bản nêu rõ ngày, tháng, năm, giờ, nội dung họp ngắn gọn, rõ ràng, viết rõ người nào đi họp phụ huynh.
  • Thầy cô chủ nhiệm phân công ban cán sự lớp dọn sạch lớp, sắp xếp bàn ghế ngay hàng thẳng lối, lau chùi bảng, lau dọn cửa sổ, cửa ra vào.
  • Viết rõ danh sách tên của phụ huynh vào họp, khi phụ huynh vào lớp, giáo viên chủ nhiệm đề nghị phụ huynh viết rõ họ tên mình trong danh sách, sắp xếp chỗ ngồi cho phụ huynh theo vị trí của con em họ ngồi trong lớp.
  • Nêu rõ nội dung trình bày vấn đề học tập, hạnh kiểm, sinh hoạt của các em. Nêu ra những điểm tích cực và tiêu cực của mỗi em học sinh.
  • Tham khảo ý kiến của phụ huynh về tình hình học tập, hạnh kiểm của các em học sinh
  • Phối hợp với phụ huynh đưa ra những phương pháp vừa nhẹ nhàng vừa nghiêm khắc, động viên những em học sinh nghèo vượt khó thông qua sự hỗ trợ tài chính của giáo viên và tập thể phụ huynh. Khuyến khích một số em học sinh yếu cố gắng học khá, học giỏi khi đưa ra những phần thưởng
  • Thầy cô chủ nhiệm đề nghị phụ huynh nên quan tâm đến việc học của các em nhiều hơn, chú ý rèn luyện cách ứng xử của một số em cá biệt.
  • Thầy cô chủ nhiệm nên tổ chức các buổi dã ngoại cho phụ huynh và các em để hai bên cùng trao đổi, hiểu nhau cùng chia sẻ với nhau do ở nhà nhiều phụ huynh quá bận lo kiếm tiền mà thiếu sự quan tâm, dạy bảo hay không có những chuyến đi chơi xa.
  • Giáo viên chủ nhiệm thông báo vấn đề tài chính của lớp để phụ huynh nắm rõ , đề nghị phụ huynh mỗi người đóng góp một ít tiền vào quỹ lớp để hỗ trợ việc học và sinh hoạt của các em trong trường.
  • Lưu lại các số điện thoại của phụ huynh để giáo viên tiện liên lạc.

Họp phụ huynh

3. Quy trình tổ chức họp phụ huynh

I. Chuẩn bị cho cuộc họp phụ huynh

– Giấy mời (Thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung, mục đích…)

– Lực lượng phục vụ (vệ sinh, nước uống, …)

– Chuẩn bị tài liệu phụ cuộc họp

II. Tổ chức cuộc họp phụ huynh

– Ổn định tổ chức

– Nêu nội dung cuộc họp

– Cử người ghi biên bản

– Tuyên bố lí do

– Điểm danh

– Tiến hành cuộc họp theo nội dung đã chuẩn bị

Nếu là đầu năm học mới:

Giáo viên chủ nhiệm cần phổ biến những quy định của trường, của lớp (phương hướng, mục tiêu hoạt động trong năm học…)

Giới thiệu ban cán sự lớp

Thông báo những hoạt động của trường, của lớp sẽ thực hiện trong năm học.

Nêu những nét nổi bật của học sinh trong lớp

Lấy ý kiến đóng góp của phụ huynh

Nếu và thu các khoản đóng góp (nếu có)

Bầu hội trưởng hội phụ huynh

Nếu là cuối năm học

Thông báo kết quả học tập của học sinh, những đặc điểm lớn của học sinh cho phụ huynh (những mặt ưu điểm, nhược điểm, học sinh giỏi, ngoan, học sinh cá biệt,.. Có thể gặp gỡ riêng phụ huynh học sinh nếu thấy cần thiết….)

Thông báo các khoản đã chi của lớp, của hội phụ huynh

Tổng kết các họat động của lớp và của hội phụ huynh

Lấy ý kiến đóng góp và kiến nghị của phụ huynh học sinh

III. Tổng kết

– Tổng kết lại những điểm chính trong cuộc họp

– Đọc lại biên bản cuộc họp, thông qua biên bản cuộc họp.

Trong cuộc họp phụ huynh, cha mẹ thường được sắp xếp ít nhất mười đến hai mươi phút trao đổi với giáo viên về con em mình.

Trong khoảng thời gian ngắn này, phụ huynh cần tự giới thiệu, thiết lập mối quan hệ, và sau đó trao đổi về khả năng, thói quen, tiến bộ hiện tại của con và cách để phối hợp với nhà trường.

4. Các câu hỏi phụ huynh hỏi giáo viên khi họp phụ huynh

– Các câu hỏi về chương trình giảng dạy và học tập của trường

Con tôi sẽ học gì trong năm học này? Đây là câu hỏi chung nhưng sẽ cho bạn biết tài liệu nào sẽ được đề cập trong năm học và phụ huynh cần phải chuẩn bị thêm những gì.

Có những thay đổi nào xảy ra trong năm học và tôi có thể làm gì để giúp hỗ trợ con thông qua thay đổi này? Việc chuyển sang các bài ki ểmtra trắc nghiệm vẫn đang được thực hiện. Bạn sẽ muốn biết trong năm học vừa qua con bạn đã có sự tiến bộ như thế nào trong học tập, khả năng tư duy.

Những thay đổi khác như việc ứng dụng công nghệ thông tin ở lớp học hoặc ở nhà, hoặc tăng khả năng tự học của học sinh. Hãy tìm hiểu về những thay đổi này và hỏi giáo viên của con xem bạn có thể làm gì để hỗ trợ giáo viên và con trong quá trình học tập.

Họp Phụ Huynh

– Các câu hỏi liên quan đến lớp học và quản lý trường học?

Bạn mong đợi điều gì ở nhà? Hãy đảm bảo rằng bạn biết con phải dành bao nhiêu thời gian cho bài tập về nhà mỗi tuần. Bạn phải làm gì khi con bạn gặp khó khăn? Hãy hỏi giáo viên để tìm ra giải pháp cho các vấn đề trên, đảm bảo công việc của con được hoàn thành.

Cách tốt nhất tôi có thể liên lạc với thầy, cô là gì? Nếu bạn chưa có cơ hội gặp gỡ giáo viên trước đó thì đây là thời điểm lý tưởng để bắt đầu phát triển mối quan hệ với các thầy cô giáo của con. Giáo viên thường rất bận rộn. Tìm phương pháp phù hợp để giao tiếp sẽ giúp cho các tin nhắn của phụ huynh được nhận và phản hồi.

Trường này sử dụng điểm thi của con như thế nào? Tính chính xác của điểm số trong việc đo lường xem các kỹ năng được dạy ở cấp lớp?

Điều quan trọng nhất phụ huynh cần biết là điểm số sẽ được sử dụng để giúp con trong năm học sau như thế nào? Ví dụ: điểm kiểm tra có ảnh hưởng đến thời gian giáo viên dành cho các chủ đề?

Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về điểm số trong các bài kiểm tra của con thì đây là lúc trao đổi rõ với giáo viên để được giải đáp. Giáo viên không phải là người có thể thay đổi được mọi thứ. Nhưng hãy bày tỏ mối lo ngại của bạn đối với hội đồng nhà trường hoặc cơ quan quản lí giáo dục.

Cha mẹ nên biết gì về việc chuẩn bị cho các kì thi? Câu hỏi này sẽ cho phụ huynh biết các cách mà trường chuẩn bị cho con và những việc phụ huynh có thể làm ở nhà để hỗ trợ việc học của con. Giáo viên có nhiều kỹ thuật khác nhau để chuẩn bị cho học sinh các bài kiểm tra để giúp đảm bảo các bài kiểm tra đo lường chính xác các kỹ năng cấp lớp mà trẻ em đã làm chủ.

Câu trả lời có lẽ sẽ bao gồm học tài liệu cấp lớp trong suốt cả năm và một thời gian ngắn thực hành hoặc mô phỏng của kỳ thi.

Các câu hỏi liên quan đến lớp học và quản lý trường học?

– Hỏi về con bạn ở trường như thế nào?

Con thường thích điều gì? Câu hỏi này có thể giúp phụ huynh có nhiều thông tin hơn về con hoặc có thể phát hiện ra những gì mà con thực sự quan tâm trong quá trình phát triển.

Thầy cô thấy điểm mạnh của con là gì? Đây là một câu hỏi tích cực tập trung vào những gì con đang làm tốt và những khía cạnh nào con cần được đang gặp khó khăn. Nếu con có nhiều điểm mạnh và không gặp khó khăn ở trường, câu hỏi này sẽ giúp phụ huynh biết được sự quan tâm của giáo viên đến việc học của ở trong lớp học.

Thầy cô có nhận thấy điểm yếu nào của con không? Câu hỏi mở rộng này giúp bạn tìm hiểu về bất kỳ những lĩnh vực nào mà con bạn đang gặp khó khăn.

Thầy cô có lưu điểm số của con từ năm học trước không? Đó là một cơ sở cho biết con bạn chuẩn bị tốt như thế nào cho năm học này. Một số giáo viên còn có cả bảng phân tích điểm thi của học sinh bằng các kỹ năng cụ thể. Bạn có thể thảo luận về các điểm số này với giáo viên của con xem liệu có bất kỳ khoảng trống nào cần được giải quyết để con bạn có thể tiến bộ hơn.

Con có làm việc hiệu quả ở trên lớp không? Nếu không, các thầy cô đã hỗ trợ con như thế nào? Câu hỏi này sẽ giúp bạn tìm hiểu xem con bạn có bị tụt hậu không và bạn có thể làm gì với nó. Việc tụt lại phía sau có thể khiến trẻ cảm thấy không thành công và không có động lực.

Bạn của con là ai? Làm thế nào là con thể hiện được năng lực giao tiếp và các năng lực xã hội? Phát triển các năng lực giao tiếp xã hội là một phần quan trọng của sự trường thành. Những câu hỏi này có thể cho bạn biết về khả năng làm việc với người khác hoặc con có cảm thấy an toàn và thoải mái khi ở trường không?

Con tôi có hoàn thành công việc đúng giờ không? Một số học sinh có thể dễ dàng nhận được công việc của chúng trong khi đó một số học sinh khác lại gặp rất nhiều khó khăn. Nhà nghiên cứu giáo dục John Taylor đã xác định 13 bước cần được hoàn thành khi giao bài tập về nhà cho học sinh. Nếu con bạn không hoàn thành công việc, hãy tìm hiểu (các) bước nào là thử thách có thể giúp con bạn thành công ở trường.

Con tôi tham gia vào các hoạt động trên lớp học như thế nào? Câu hỏi này có thể cho bạn biết mức độ tham gia của con bạn ở trường. Câu hỏi này cũng có thể cho bạn biết nếu con của bạn đang gặp khó khăn về vấn đề tập trung chú ý trong lớp học.

Hỏi về con bạn ở trường như thế nào?

– Các câu hỏi cụ thể cho vai trò của bạn với tư cách là một phụ huynh

Làm thế nào tôi có thể tham gia với các thầy cô? Sự tham gia của phụ huynh sẽ tăng sự thành công trong học tập của trẻ. Cơ hội tham gia rất đa dạng, mà mỗi phụ huynh có những cách thức riêng để tham gia vào quá trình học tập của con.

Những nhiệm vụ chính nào của con mà tôi nên biết? Câu hỏi này sẽ giúp bạn lập kế hoạch trước cho các nhiệm vụ học tập của con ở trường. Ví dụ, bạn có thể hỏi con về một nhiệm vụ được thực hiện trong một vài tuần và những gì con đã học được. Bạn cũng có thể lập kế hoạch trước cho các dự án học tập ở nhà cần sự giúp đỡ của cha mẹ để hoàn thành.

Hỏi về bất kỳ mối quan ngại nào mà con đưa ra? Nếu con bạn đã nói về bất cứ điều gì làm con cảm thấy khó chịu, cuộc họp phụ huynh có thể là thời điểm tốt để tìm hiểu thêm về những gì đang diễn ra. Nếu bạn không hài lòng về điều gì đó đang xảy ra với con bạn ở trường, bạn có thể tìm ra được cách thức để để thảo luận với giáo viên của con.

Phụ huynh có thể kiểm tra điểm số và hoàn thành công việc ở trường như thế nào? Nhiều trường học hiện có hệ thống thông tin học sinh trực tuyến, nơi phụ huynh có thể theo dõi điểm số của con mình và hoàn thành việc học khi giáo viên nhập điểm vào hệ thống. Việc này cho phép cha mẹ có cơ hội can thiệp khi con có biểu hiện trễ nải hoặc sa sút trong học tập. Hãy chắc chắn rằng bạn biết con bạn đang ở đâu và khi nào nên xem xét điểm số của con.

Có điều gì thầy cô muốn hỏi tôi không? Giáo viên của con bạn là các chuyên gia trong giảng dạy, nhưng bạn là chuyên gia về con bạn. Câu hỏi này sẽ giáo viên có nhiều thông tin hơn về đứa trẻ.

Các câu hỏi cụ thể cho vai trò của bạn với tư cách là một phụ huynh

– Câu hỏi dành cho phụ huynh có trẻ đặc biệt

Thầy cô có kế hoạch riêng đối với con không? Câu hỏi này sẽ đảm bảo rằng giáo viên của con biết rằng con là một trẻ đặc biệt. Nếu vào đầu năm học, giáo viên vẫn có thể xem lại chi tiết về các kế hoạch cá nhân của con từ năm học trước.

Thầy cô đang hỗ trợ con theo cách nào? Câu trả lời này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về trải nghiệm học của con. Điều này cũng có thể là một hoạt động giao tiếp tốt để cải thiện cách thức hỗ trợ con.

Thầy cô có muốn biết thêm điều gì về con của tôi không? Bạn là chuyên gia về con bạn. Câu hỏi này sẽ cho giáo viên của con quý vị cơ hội làm rõ bất cứ điều gì trong kế hoạch. Giáo viên có thể muốn một số giải thích hoặc gợi ý về cách giao tiếp hiệu quả với con.

Ngoài ra có thể có nhiều các câu hỏi khác mà phụ huynh có thể đặt ra cho giáo viên. Hãy nhớ rằng chúng ta là những người cùng hội cùng thuyền, cùng vì một mục tiêu là sự tiến bộ của đứa trẻ. Bất kì sự hiểu lầm hoặc gián đoạn nào trong giao tiếp, liên lạc giữa giáo viên và phụ huynh cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập của con.

Hãy chắc chắn mang theo một cây bút và một cuốn sổ để ghi chép các câu trả lời quan trọng. Nếu bạn nghĩ ra bất kỳ câu hỏi mới nào, hãy nhớ trao đổi với giáo viên để cùng các thầy cô theo dõi sự thành công của con bạn.