Cây ngũ gia bì – Tác dụng tuyệt vời ít người biết đến

1. Cây Ngũ Gia Bì là cây gì?

Cây Ngũ Gia Bì có tên khoa học là Schefflera octophylla Lour, thuộc họ nhân Sâm (Araliaceae). Nó còn có tên gọi khác là cây Xuyên Gia Bì hoặc Thích Gia Bì,… Đây là loài cây bụi mọc hoang được người dân mang về trồng làm thảo dược hoặc trang trí trong nhà.

Cây Ngũ Gia Bì là cây thân thảo, sống lâu năm, chiều cao trung bình khi cây trưởng thành là khoảng 1,5-2m. Cành cây nhẵn, lá cây dạng kép chân vịt có hình dạng thuôn dài, một cụm cuống lá gồm 6-8 lá cùng loại. Hoa của cây có màu trắng, mọc thành cụm ở đầu cành và có mùi thơm nhẹ. Hoa sau khi nở một thời gian sẽ kết thành quả, quả có dạng tròn với đường kính 3mm, có màu đen.

Rễ cây ngũ gia bì là bộ phận được sử dụng. Sau khi thu hoạch, rễ sẽ được loại bỏ phần gỗ, chỉ lấy vỏ rồi đem phơi khô để dễ bảo quản. Vỏ rễ khi phơi trực tiếp dưới ánh nắng sẽ cuộn lại thành từng ống. Mặt ngoài vỏ có màu vàng nâu, mặt trong có màu xám, xuất hiện nhiều chấm nâu vàng. Mùi vị không rõ.

Cây Ngũ Gia Bì xuất hiện phổ biến ở các nước khu vực châu Á, Đông Nam Á và đặc biệt là tại Việt Nam. Người dân thường trồng cây để làm dược liệu hoặc để trang trí trong nhà.

2. Cây Ngũ Gia Bì có tác dụng gì?

2.1. Cây Ngũ Gia Bì dùng làm thuốc chữa bệnh

Theo y học hiện đại:

  • Được chứng minh có khả năng chống mệt mỏi tốt hơn nhân sâm. Cây sâm nam làm tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với tình trạng nhiệt độ cao và thiếu oxy.
  • Ngũ gia bì còn có tác dụng giải độc, chống phóng xạ, điều hòa hồng cầu, bạch cầu và huyết áp.
  • Điều tiết sự cân bằng giữa 2 quá trình hưng phấn và ức chế ở trung khu thần kinh, do đó có tác dụng an thần rõ rệt.
  • Tác dụng tăng thể lực, trí lực, chống lão hóa, thúc đẩy quá trình chuyển hóa, tăng cường chức năng tuyến sinh dục và xúc tiến tế bào tái sinh.
  • Có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, kháng tế bào ung thư và kháng virus.
  • Tác dụng làm giảm cơn ho suyễn, long đờm và cầm ho.
  • Tác dụng kháng viêm.
  • Tác dụng chống ung thư và hạ huyết áp.

Theo Đông y:

  • Tác dụng minh mục, ích tinh, thất thương, tằn trí nhớ, mạnh gân xương và bổ trung.
  • Tác dụng trừ thấp, tiêu thủy, ích tinh, dưỡng thận, trừ phong và hóa đờm.
  • Hạ khí bổ ngũ lao, tiêu phù và trừ phong thấp.

Ngũ gia bì chữa bệnh gì?

  • Trị bệnh xương khớp: Trong đông y, đây được coi là vị thuốc quan trong trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp. Nó có tác dụng mạnh gân cường cốt, trừ thấp, đẩy lùi cơn đau nhức. Ngoài, cây ngũ gia bì còn có khả năng trị chứng cơ bắp yếu ở trên, kháng viêm, hạ sốt và giảm đau cực tốt. Giúp hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm khớp, thoái hóa cột sống,…
  • Tác dụng an thần: Loại cây này có tác dụng điều tiết sự cân bằng giữa sự ức chế và hưng phấn của trung khu thần kinh. Tuy loại dược liệu này có tác dụng tạo hưng phấn nhưng lại không ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn.
  • Chống suy nhược cơ thể: Tác dụng chống mệt mỏi, suy nhược cơ thể của ngũ gia bì được ví như nhân sâm. Sử dụng thường xuyên sẽ giúp người bệnh tăng cường thể lực, chống lão suy, điều tiết hồng cầu, giải độc, tăng cường sức chịu đựng trong môi trường thiếu oxy, nhiệt độ cao.
  • Nâng cao hệ miễn dịch:  Hoạt chất trong ngũ gia bì có khả năng thúc đẩy quá trình hình thành kháng thể, điều chỉnh miễn dịch, kháng tế bào ung thư và virus. Ngoài ra, nó còn có tác dụng kháng viêm rất tốt, giúp điều trị một số bệnh lý liên quan tới hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, cầm ho, long đờm,…

2.2. Cây Ngũ Gia Bì giúp đuổi muỗi

Trong thực tế, rất nhiều người đã trồng cây Ngũ Gia Bì ở xung quanh nhà nhằm đuổi muỗi và côn trùng có hại cho con người. Đó là bởi mùi hương của hoa gần giống với mùi của bạc hà, giúp muỗi sợ hãi mà tránh xa. Ngoài ra trồng loài cây này xung quanh nhà sẽ giúp ngăn chặn tối đa khả năng muỗi sinh sản và đẻ trứng, từ đó giảm thiểu số lượng muỗi hiệu quả.

Theo nhiều nghiên cứu của Cục hàng không Mỹ, Ngũ gia bì có khả năng chống ô nhiễm, điều hòa khí hậu, loại bỏ được khí độc Formaldehyd. Các nhà khoa học đã thử trồng nhiều cây tại bậc cửa ra vào và nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt. Trước kia, khi chưa đặt chậu ngũ gia bì, mỗi lần mở cửa ra sẽ thấy nhiều muỗi vây quanh người, nay muỗi đã không còn xuất hiện theo từng đàn nữa.

2.3. Cây Ngũ Gia Bì giúp không khí trong lành hơn

Theo như nhiều báo cáo nghiên cứu khoa học của Mỹ, việc trồng cây Ngũ Gia Bì trong nhà sẽ giúp điều hòa không khí xung quanh, loại bỏ được các loại khí độc gây hại và giảm đi đáng kể lượng bụi tồn tại trong không khí. Từ đó giúp môi trường sống và sinh hoạt của bạn trở nên trong lành hơn.

2.4. Cây Ngũ Gia Bì được dùng làm quà tặng

Người ta thường đem tặng cây Ngũ Gia Bì cho bạn bè hoặc người thân nhân dịp khai trương, lễ Tết với mong ước người được tặng có công việc suôn sẻ, tiền bạc sinh sôi nảy nở, mọi sự may mắn và thuận lợi.

Đây là loại thực vật rất dễ trồng, cây sinh trưởng phát triển xanh tốt quanh năm mà không tốn quá nhiều công chăm bón. Bởi vậy, có rất nhiều người thường bày biện chậu ngũ gia bì ở nhà, văn phòng giúp cho không gian trở nên thoáng đãng, tươi tắn, mang lại cảm giác thoải mái, thư thái cho chủ nhận.

Không những thế, Ngũ gia bì còn mang ý nghĩa lớn trong phong thủy, giúp chủ nhân ổn định tài vận, phát triển sự nghiệp và giữ được tài lộc.

Đặc biệt, trong ngũ hành, loại cây này còn rất hợp với người mệnh mộc. Vì vậy, nếu trồng một chậu trong nhà, người mệnh mộc sẽ giữ được tài khí và mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.

Mỗi lá của ngũ gia bì tượng trưng cho 5 yếu tố trong ngũ hành tương sinh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Bởi vậy, trong không gian nhà bạn nên đặt 1 chậu cây này để mang tới nhiều thuận lợi và gắn kết các thành viên với nhau.

4. Cây ngũ gia bì có mấy loại?

Cây ngũ gia bì có 2 loại là cây ngũ gia bì xanh và cây ngũ gia bì vàng. Cả hai loại cây ngũ gia bì này đều có hình dạng giống nhau nhưng khác nhau về màu sắc nên rất dễ phân biệt:

  • Cây ngũ gia bì xanh: đây là loại cây ngũ gia bì được mọi người biết đến nhiều hơn với màu lá xanh. Khi lá còn non sẽ có màu xanh lá mạ (xanh vàng), sau lá chuyển dần sang màu xanh lá cây và lá già có màu xanh sẫm. Chính vì cây chỉ có màu lá xanh nên loại cây ngũ gia bì này được gọi là ngũ gia bì xanh

Cây ngũ gia bì xanh

  • Cây ngũ gia bì vàng: đây là loại cây ngũ gia bì có lá màu vàng tươi xen lẫn màu xanh. Có thể trên cùng một cuống lá chia ra 6 – 8 lá thì có vài lá màu vàng lại có vài lá màu xanh. Đôi khi trong cùng một lá lại có cả vàng lẫn xanh xen lẫn. Chính vì màu lá như vậy nên loại cây ngũ gia bì này thường được gọi là ngũ gia bì vàng hay ngũ gia bì cẩm thạch.

Cây ngũ gia bì vàng

5. Loại ngũ gia bì nào phổ biến? Tại sao lại phổ biến?

Nói về hai loại cây ngũ gia bì này thì tất nhiên cây ngũ gia bì xanh phổ biến hơn ngũ gia bì vàng. Bạn có thể tới các cửa hàng cây cảnh để hỏi mua cây ngũ gia bì xanh nhưng nếu bạn muốn hỏi mua cây ngũ gia bì vàng thì không phải cửa hàng nào cũng có, thậm chí là tương đối hiếm có. Nguyên nhân tại sao cây ngũ gia bì xanh lại phổ biến hơn ngũ gia bì cẩm thạch thì có hai nguyên nhân chính:

  • Nguyên nhân thứ nhất do sở thích: cây ngũ gia bì xanh được nhiều người yêu thích hơn cây ngũ gia bì vàng nên cây ngũ gia bì xanh được bán phổ biến hơn. Ngũ gia bì vàng kén người mua nên có ít shop bán hơn. Nói về sở thích tại sao lại như vậy thì có nhiều lý giải như tâm lý người mua cây, xu hướng của thị trường, xu hướng thẩm mỹ, … Về sở thích thì tùy cảm nhận mỗi người nên rất khó để giải thích nguyên nhân một cách chính xác.
  • Nguyên nhân thứ hai do phong thủy: nhiều người mua cây ngũ gia bì ngoài vì trang trí còn vì phong thủy. Cây ngũ gia bì xanh ứng với thuộc tính mộc trong ngũ hành nên sẽ hợp với người mệnh mộc và mệnh hỏa. Còn cây ngũ gia bì vàng có cả màu vàng và màu xanh. Nếu xét theo màu xanh thì hợp với người mệnh mộc và mệnh hỏa nhưng nếu xét theo màu vàng thì lại hợp với người mệnh thổ và mệnh kim. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề chọn cây phong thủy theo màu sắc nhưng có thể xếp cây ngũ gia bì vàng vào nhóm cây nhiều màu, mà cây nhiều màu thì nên tránh chọn làm cây phong thủy do rất dễ nhầm lẫn khi chọn cây. Đây là lý do mà cây ngũ gia bì xanh được nhiều người chọn làm cây phong thủy hơn cây ngũ gia bì vàng.
  • Nguyên nhân thứ ba: Cây ngũ bì không có độc mà rất tốt cho sức khỏe
  • Nguyên nhân thứ tư: Cây ngũ bì có thể ăn được và dùng để làm bài thuốc chữa bệnh theo như mục 2.1 đã đề cập

6. Cây ngũ gia bì có độc không?

Theo y học cổ truyền, cây ngũ gia bì còn được gọi là cây chân chim, sâm nam, thích gia bì, xuyên gia bì, tam gia bì, … cây có vị đắng, cay, tính mát, quy vào 3 kinh can, phế, thận. Ngũ gia bì không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, lợi thấp, thư cân, hoạt lạc. Do đó, có thể khẳng định rằng cây ngũ gia bì là một loại cây cảnh, cây thuốc không có độc. Các bạn hoàn toàn có thể yên tâm trồng cây ngũ gia bì tại nhà mà không sợ loại cây này có độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe.

7. Lá cây ngũ gia bì có ăn được không?

Cây ngũ gia bì không chỉ được trồng làm cây cảnh trong nhà mà nhiều gia đình còn trồng các cây ngũ gia bì lớn trong vườn hay trồng ở gần nhà để đuổi muỗi. Nhiều bạn thắc mắc lá cây ngũ gia bì có ăn được không vì thấy nhiều thông tin nói rằng lá cây này ăn được. Thực tế, lá ngũ gia bì không độc và có thể ăn được. Tuy không quá phổ biến nhưng một số ít khu vực người dân vẫn dùng lá ngũ gia bì để ăn như một loại rau ghém (ăn kèm). Tất nhiên, do đặc tính của lá ngũ gia bì có vị đắng nên không phải ai cũng hợp ăn lá cây này.

Khi các bạn lấy lá ngũ gia bì làm rau ghém để ăn thì nên chú ý không phải lúc nào cũng nên lấy lá ngũ gia bì để ăn được. Nguyên nhân vì ngũ gia bì là cây cảnh nên thường các bạn sẽ bón phân định kỳ để cây luôn xanh tốt. Nếu các bạn bón phân hóa học cho cây thì cần đợi ít nhất 15 ngày mới được ngắt lá để ăn nếu không hàm lượng phân hóa học vẫn còn tồn dư trong cây sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

8. Cách trồng và chăm sóc cây ngũ gia bì

8.1. Cách trồng cây ngũ gia bì với đất

Cây Ngũ gia bì là một loại cây ưa khí hậu nóng ẩm, phù hợp với bóng râm nên bạn có thể trồng cây ngũ gia bì trong nhà mà không phải chăm sóc quá nhiều. Để cho cây phát triển khỏe mạnh và luôn xanh tốt bạn chỉ cần chú ý tới đặc điểm và cách trồng cây ngũ gia bì theo từng kiểu trồng để cung cấp đủ nước, ánh sáng và dinh dưỡng phù hợp cho cây.

Hình ảnh: Cây ngũ gia bì để bàn trong nhà

Môi trường đất là môi trường sống chính của Ngũ gia bì nên sẽ khá đơn giản khi bạn trồng nó. Trồng loại cây này bạn có thể trồng bằng phương pháp giâm cành hoặc ươm cây con từ hạt. Tuy nhiên, để cây phát triển nhanh, khỏe và dễ trồng, hầu như mọi người đều lựa chọn trồng cây ngũ gia bì bằng cách giâm cành.

+ Chuẩn bị vật dụng cần thiết

Để trồng được cây một cách hoàn chỉnh, bước chuẩn bị vật dụng là không thể bỏ qua, ở khâu này bạn cần chuẩn bị 2 thứ chính đó là chuẩn bị đất và chậu để trồng cây.

– Đất: Nếu không có đất tự nhiên bạn có thể mua loại đất bán sẵn như đất Battri. Đảm bảo đất tơi xốp bạn có thể trộn thêm trấu hoặc mùn cưa.
– Chậu cây: Tùy sở thích và vị trí đặt để chọn loại chậu/ bình phù hợp. Có thể dùng chậu nhựa, chậu sứ hoặc bình to để trồng cây.

+ Các bước tiến hành trồng cây

– Căt cành từ cây mẹ: Bạn dùng kéo cắt nhẹ nhàng cành Ngũ gia bì từ cây mẹ. Chọn cành khỏe mạnh, thân màu nâu hơi sẫm so với các cành khác. Tước bỏ hết lá, chỉ để cành. Ngâm phần cuống cành vào nước kích thích mọc rễ để 30 phút.

– Trồng cây: Mang cành đã ngâm đủ thời gian, giâm cành vào chậu đất đã chuẩn bị sẵn. Để chậu trong bóng râm tưới nước đủ ẩm. Khoảng 20 ngày, cây sẽ ra rễ.

+ Chăm sóc cây ngũ gia bì

Trong thời gian ươm cây, bạn cần tưới nước nhiều hơn để đảm bảo đất không bị khô. Để chậu trong bóng mát, không phơi nắng, không để bị mưa.

Khi cây bắt đầu lên chồi non, cho cây tiếp xúc với ánh nắng buổi sớm mai 1 lần 1 tuần. Tưới cây 3 lần/ tuần. Chú ý sâu bệnh hoặc hiện tượng héo rũ lá non để tìm nguyên nhân, khắc phục.

Khi cây đã xanh tốt, tưới nước 2 – 3 lần một tuần cho cây. Bón phân cung cấp thêm dinh dưỡng vào đất cho cây khoảng 20 ngày 1 lần. Cây Ngũ Gia Bì không ưa nắng nên tránh để cây tiếp xúc ánh mặt trời liên tục quá lâu.

8.2. Cách trồng cây ngũ gia bì trồng thủy canh

Với cách trồng ngũ gia bì thủy sinh, bạn cần chọn cây sống khỏe, có bộ rễ không sâu bệnh.

+ Chuẩn bị vật dụng trồng cây

– Bình thủy tinh: Chọn bình có độ thoáng phù hợp với kích thước cây để rễ phát triển không bị chồng lên nhau.

– Giỏ nhỏ để nâng đỡ thân cây.

– Dung dịch dinh dưỡng thủy sinh

– Nước ao, hồ. Nếu sử dụng nước sạch thì bạn cần xả nước ra khỏi vòi và phơi 24 tiếng để bay hết clo.

+ Các bước tiến hành trồng cây

– Rửa sạch bộ rễ cho hết đất. Cắt tỉa những rễ bị thối lũn, sâu bệnh.

– Đổ nước + dung dịch thủy sinh vào bình, cho cây vào. Nếu cây không thể đứng cố định trong bình, bạn có thể cắm thân cây vào giỏ đã chuẩn bị sẵn để cố định thân cây.

– Sau khoảng 15 ngày khi bộ rễ phát triển đầy đủ, cây sống ổn định thì thêm dung dịch dinh dưỡng vào cho cây.

+ Chăm sóc cây ngũ gia bì thủy canh

– Thay dung dịch thủy sinh 1 lần 1 tuần. Nếu là mùa đông thì giãn thời gian xa hơn, 1 tháng thay dung dịch cho cây 3 lần.

– Cắt tỉa bớt rễ bị hỏng, sâu bệnh.

8.3. Lưu ý khi trồng cây ngũ gia bì trong nhà

Cây Ngũ Gia Bì là một loại cây cảnh phong thủy để bàn ưa sáng, ưa ẩm có thể sống khô hạn trong một thời gian nên bạn chăm sóc cây đơn giản, không cần quá cầu kỳ. Tuy nhiên, khi trồng trong nhà, để cho cây luôn xanh tốt mang lại tốt lành cho gia chủ, bạn cần nên đặt cây gần cửa sổ, để cây được hấp thụ ánh sáng tự nhiên.

Ngoài ra, bạn chú ý tới yếu tố phong thủy, mệnh và tuổi của chủ nhân để có thể bài trí cây mang lại may mắn, tốt lành nhất. Cây Ngũ Gia Bì là một cây hợp với mệnh Mộc, nên rất phù hợp nếu bạn là người thuộc mệnh Mộc và mệnh Hỏa.

Trồng cây xanh trong nhà là một thú vui tao nhã không chỉ mang lại một không gian tươi mát, tăng thẩm mỹ, xua đuổi côn trùng mà còn hỗ trợ vận khí tốt cho gia chủ.

9. Cây Ngũ Gia Bì hợp với tuổi gì?

Nếu đã từng một lần được nhìn ngắm chậu cây Ngũ Gia Bì, ắt hẳn bạn cũng giống như chúng tôi đều bị thu hút bởi vẻ đẹp từ những chiếc lá xanh mướt và kiểu dáng độc đáo của loài cây này. Tuy nhiên mỗi loài cây đều mang một ý nghĩa phong thủy riêng và nó có tính bổ trợ cho vận khí, tài lộc của một tuổi hay cung mệnh nào đó. Bởi thế nếu bạn đang thắc mắc cây Ngũ Gia Bì hợp nhất với tuổi gì?

Trong phong thủy quan niệm rằng Ngũ Gia Bì là loài cây cảnh phong thủy để bàn thích hợp nhất với người tuổi Dần. Cây có khả năng giúp giữ vững tài khí, gia tăng vượng khí, may mắn và tài lộc để người tuổi Dần không bị hao tài tán lộc, tiền bạc luôn ở lại, sự nghiệp luôn ổn định bền vững và phát triển thuận lợi.

Với ý nghĩa giúp giữ vững tài khí, cây Ngũ Gia Bì sẽ là lựa chọn phong thủy phù hợp nhất với người cầm tinh con Hổ bởi cây sẽ giúp củng cố tài vận, củng cố tiền bạc và tài chính cho chủ nhân.

+ Cây Ngũ Gia Bì hợp mệnh gì?

Bên cạnh những băn khoăn về cây Ngũ Gia Bì hợp với tuổi nào thì cung mệnh hợp với loại cây này cũng khiến không ít người quan tâm. Thực tế, Ngũ Gia Bì không phải là loài cây kén mệnh, dù bạn mang mệnh Kim, Thủy, Thổ, Mộc, Hỏa đều có thể trưng loài cây này.

– Ngũ Gia Bì là cây phong thủy cho người mệnh Mộc

Trong phong thủy cũng quan niệm Ngũ Gia Bì đặc biệt phù hợp với người mang mệnh Mộc, người mang mệnh Hỏa cũng hợp với loài cây này. Tuy nhiên để cây phát huy hết ý nghĩa phong thủy, chiêu tài, hút lộc thì cách bày trí phù hợp cũng là điều mà bạn không thể bỏ qua. Đừng vội rời bài viết nếu bạn quan tâm đến cách bày trí cây Ngũ Gia Bì theo phong thủy.

+ Cách bày trí cây Ngũ Gia Bì hợp phong thủy

Để bày trí Ngũ Gia Bì hợp phong thủy bạn cần nắm vững một số nguyên tắc sau:

Chọn vị trí đặt cây ngũ gia bì

Nên đặt cây ở những vị trí sang trọng như phòng khách, phòng làm việc để hút tài lộc. Tránh đặt cây ở trong phòng ngủ bởi có thể sẽ có hại cho sức khỏe của bạn do hiện tượng hiếm khí vào ban đêm.

Đặt Ngũ Gia Bì trong nhà để thu hút tài lộc và thanh lọc không khí. Không đặt cây trong nhà vệ sinh, không đặt cây tại những nơi quá tối. Ngũ Gia Bì có khả năng đuổi muỗi nên bạn có thể đặt cây ở những góc tường nhà sẽ có tác dụng rất tốt.

Chọn hướng đặt cây ngũ gia bì

Về hướng đặt Ngũ Gia Bì, bạn cần căn cứ vào bản mệnh của gia chủ để đặt cây theo hướng phù hợp nhất. Nếu bạn mang mệnh Mộc, hãy đặt chậu cây của mình ở hướng Đông, Đông Nam. Nếu bản mệnh của bạn là mệnh Hỏa thì hướng Tây Nam, Đông Bắc hay chính Nam là hướng phong thủy phù hợp để đặt cây.