Máy uốn sắt là gì? Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của máy uốn sắt

Máy uốn sắt là gì?

Máy uốn sắt là loại máy có 2 khả năng là uốn sắt và uốn các loại ống, máy uốn được các loại vật liệu như Sắt, Inox, Thép, Nhôm tạo thành những hình dạng cong mong muốn phù hợp với mục đích sử dụng. Sử dụng máy uốn sắt giúp nâng cao năng suất làm việc với khả năng dễ dàng tạo hình kim loại theo ý muốn giúp tiết kiệm thời gian và sức lực so với phương pháp thủ công.

2. Nguyên lý hoạt động của máy uốn sắt

Chế độ hoạt động của máy uốn sắt bao gồm hoạt động tự động và bán tự động.

2.1. Máy uốn sắt tự động

Với chế độ tự động, hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào bảng điều khiển trên máy. Người vận hành chỉ việc nhập các thông số kích thước, số lượng,…phần còn lại máy sẽ tự hoạt động. Chế độ tự động vô cùng thuận tiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, thời gian và hiệu quả cho công việc. Hệ thống tủ điện PLC tự động, màn hình 5 inch được mã hóa Tiếng Việt dễ dàng sử dụng, chỉ cần thiết lập kích thước, hình dáng thì máy sẽ hoạt động.

2.2. Máy uốn sắt bán tự động

Với chế độ bán tự động, máy uốn sắt hoạt động cần có sự can thiệp của con người. Bạn cần phải đưa sắt thép vào, lắp đặt lô chốt uốn, cài đặt góc uốn phù hợp với nhu cầu của mình, bấm nút để máy bắt đầu uốn hoặc nhả thanh sắt. Với chế độ làm việc này, bạn cần thường xuyên giám sát hoạt động của máy.

3. Cấu tạo chi tiết của máy uốn sắt xây dựng

Cấu tạo cơ bản của máy uốn sắt bao gồm những bộ phận chính như:

– Motor 2 – 3 hp – là motor rất bền, ổn định trong thời gian dài.

– Thanh nắn, uốn sắt được gia công hoàn toàn bằng thép Nhật Bản, chống mài mòn và chịu áp lực cao cực kỳ tốt

– Hệ thống bẻ góc theo điều khiển của người vận hành.

– Hệ thống thùng nhớt chuyên dụng cho thiết bị. Là nhớt RS68, thường có dung tích 70 lít

– Bơm và van bơm thủy lực (đây là một hệ thống). Gồm 2 van hai đầu và 1 van một đầu. Làm nhiệm vụ bơm nhớt và cung cấp cho máy hoạt động.

– Hệ thống Encoder có tới 600 xung. Nhiệm vụ chính là đọc thông số yêu cầu về kích thước, độ cong, sản phẩm sắt thép cần uốn. Là bộ phận cực kỳ quan trọng, quyết định đến công suất, hiệu quả hoạt động của máy.

– Bảng điều khiển có phiên bản tiếng Việt, nên rất dễ sử dụng. Phần tủ điện tự động được lắp đặt bằng màn hành PLC loại 5 inch chữ lớn nên khá dễ đọc

Máy uốn sắt xây dựng
Máy uốn sắt xây dựng

4. Cấu tạo chi tiết của máy uốn sắt thủy lực

Tuy có nhiều điểm được cải tiến hơn so với các loại máy uốn sắt hộp. Nhưng nhìn chung các loại máy thủy lực có cấu tạo rõ ràng, dễ phân biệt hơn. Công năng tốt, hiệu suất làm việc cực cao

– Mâm uốn​ sắt

Đây là bộ phận nòng cốt, không thể thiếu trong bất kỳ một thiết bị uốn sắt nào. Mâm quay được đặt ở mặt trên của máy. Cấu tạo từ các thanh thẳng đứng, chống đỡ xuống mặt đất để giữ thăng bằng. Nâng cuộn sắt từ 200-300kg và có thể xoay linh hoạt 360 độ.

Mâm quay máy uốn sắt
Mâm quay máy uốn sắt

– Hệ thống thủy lực

Bơm thủy lực có dung tích 16 lít/phút, đảm bảo thời gian cắt uốn như ý muốn. Nguyên lý hoạt động ở đây nhờ 2 piston thủy lực với độ dài 10cm. Toàn bộ các thao tác điều khiển, van đóng ngắt thủy lực đều được lập trình ngay trên máy tính. Người dùng chỉ cần điều khiển máy theo đúng hướng dẫn.

– Hệ thống điều khiển

Như đã nói, toàn bộ các thao tác đã được tối ưu hóa. Lập trình và cài đặt sẵn ngay trên máy. Hệ thống điều khiển là pr/2000i, vận hành rất đơn giản. Tất cả các nút, phím điều khiển đều được tích hợp trên bàn phím.

– Hệ thống uốn sắt

Phần này bao gồm 6 rulo thép, được sắp xếp bố tró thành 2 hàng song song. Đặt ngay trên mâm uốn sắt. Hoạt động nhờ sự truyền động bởi hộp số với công suất từ 200-300 w

– Thân máy

Toàn bộ thân máy uốn sắt thủy lực đều được cấu tạo bằng thép với độ cứng cao. Chịu áp lực cực đại, tạo sự cứng cáp và chắc chắn cho thiết bị. Toàn bộ hộp máy bảo vệ các bộ phận quan trọng như motor, bộ truyền động,…

– Phần nắn – duỗi sắt

Được đặt ngay trên mâm uốn sắt, với đường kính và khoảng cách do nhà sản xuất căn chỉnh. Là một bộ phận rất quan trọng của máy. Nhiệm vụ chính của nó là giúp nắn, uốn các thanh sắt thép theo đúng yêu cầu.

– Dụng cụ cắt

Một số máy đa năng sẽ có thêm bộ phận này với nhiệm vụ cắt sắt. Được thực hiện vào cuối chu trình uốn sắt. Nhằm tạo độ dài thích hợp với yêu cầu của người dùng.

Trên đây là 7 bộ phận cơ bản, không thể thiếu. Ngoài ra máy còn có thêm những phần phụ chuyên biệt theo từng dạng, model máy.

4. Bảo dưỡng máy uốn sắt đúng cách

Ngoài những thông tin về tên tiếng anh của máy uốn sắt, nguyên lý hoạt động và cấu tạo của máy thì cách bảo dưỡng máy cũng là những kiến thức bạn nên trang bị khi sử dụng dòng máy này. Vậy bảo trì, bảo dưỡng máy sao cho đúng cách?

  • Thường xuyên kiểm tra các bộ phận của máy, nếu có hư hỏng, bạn cần thay thế hoặc sửa chữa ngay để đảm bảo an toàn khi sử dụng, nhất là bộ phận mâm uốn. Việc sử dụng uốn sắt thép thường xuyên có thể khiến mâm uốn bị mài mòn, thậm chí là nứt vỡ, gây ra tình trạng thông số uốn không còn chính xác và gây mất an toàn cho người điều khiển.
  • Cần thường xuyên tra dầu, mỡ cho các bộ phận bán răng, trục… thường xuyên để máy vận hành êm ái, trơn tru.
  • Sau mỗi lần sử dụng cần lau sạch mạt sắt, bụi bẩn, đặc biệt với bộ phận Piston của máy uốn sắt thủy lực.
Máy uốn sắt xây dựng
Máy uốn sắt xây dựng

Liên hệ mua máy uốn sắt

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Xuất và Thương Mại Phúc Thắng

Địa chỉ: 1151 Giải Phóng, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 098 856 00 59

Email: phucthang@gmail.com