Cây Kim Ngân – Tìm hiểu đầy đủ nhất về cây Kim Ngân

1. Cây kim ngân là gì?

Cây Kim Ngân (tên khoa học: Pachira Aquatica) còn được gọi là Money Tree, đối với người Tây phương có nghĩa là cây tiền. Cây thường được dùng để làm cây cảnh văn phòng, trang trí nhà ở với ý nghĩa mang lại nhiều tiền bạc, sự may mắn và thịnh vượng cho gia chủ…

Cây Kim Ngân là loại cây phong thủy dẫn đầu trong danh sách các lọai cây trồng trong nhà được ưa chuộng nhất năm 2020 bởi tính dễ chăm cùng những giá trị phong thủy đặc biệt.

Nhiều người thích trồng cây kim ngân vì đây là loại cây cảnh đẹp dễ trồng, thanh lọc không khí tốt và ý nghĩa phong thủy mang lại vượng khí tài lộc. Tốt cho tất cả các mệnh hỏa, kim, mộc, thủy, thổ

2. Chuyện cây Kim Ngân

Cây Kim Ngân có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Nam Mỹ, với tên khoa học là Pachira Aquatica. Tuy nhiên, phải cho tới năm 1980 thì nó mới bắt đầu trở nên phổ biến, giống cây mới được nhân rộng ra toàn thế giới.

Điều này có được là nhờ một thương nhân Đài Loan đã bện 4-5 cây con trong chậu để tạo ra một sự khác biệt trong cấu trúc thân, tạo ra hình dạng mới lạ cho cây. Việc làm này xuất phát từ việc ông cho rằng chính điều đó sẽ mang tới tiền tài, danh vọng và may mắn cho những ai sở hữu loại cây này.

Từ đó đến nay, hàng chục năm trôi qua, cây Kim Ngân đã trở nên cực kỳ phổ biến không chỉ ở Đài Loan mà còn ở trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Quả Kim ngân tự nhiên

Hoa Kim Ngân

Về lá thì khá đặc trưng, có người gọi là lá chân chim, có người gọi là lá kép chân vịt, nói chung là khá nhiều lá, thông thường sẽ có từ 7-9 lá (cây tự nhiên), nhưng với hình thức trồng làm cảnh, phong thuỷ hiện nay, thì cây kim ngân thường có 5 lá tượng trưng cho ngũ hành.

Tại Việt Nam, bạn có thể hỏi mua cây kim ngân với nhiều cái tên khác nhau như thắt bím, cây tiền (money tree plant – đây còn là tên tiếng anh của loại cây này), bím đuôi sam, bím tóc.

Mặc dù cây tên Kim ngân, nhưng đừng hiểu lầm là cứ trồng rồi sẽ có tiền, cây chỉ mang lại may mắn nếu đạt được các yếu tố cần thiết thì mới phát huy tác dụng thực sự.

3. Đặc điểm cây kim ngân

– Hình thái cây kim ngân

Cây kim ngân là một loại cây thân dẻo dai, bền chắc. Cây có thể cao tối đa lên tới 6m. Lá cây xòe tán rộng như bàn tay, xanh tốt quanh năm. Kim ngân nở hoa từ tháng 4 đến tháng 11. Hoa gồm những cánh to, màu kem, nở về đêm và có hương thơm dịu nhẹ. Đài hoa màu nâu nhạt với 5 cánh xanh vàng hình bầu dục, dài khoảng 15cm. Cây ra quả, hình trứng với đường kính 10cm. Khi chín, quả sẽ có màu nâu nhạt, còn khi quả khô nứt rụng ra có khoảng 10-20 hạt.

          Cây kim ngân để bàn mang lại may mắn

– Đặc tính khác của cây kim ngân

Cây kim ngân có thể sống được cả trong môi trường trong nhà hoặc ngoài sân vườn, thậm chí sống trong cả phòng lạnh nữa. Tuy nhiên, bạn nên duy trì nhiệt độ thích hợp nhất để cây sinh trưởng, phát triển tốt cũng như sống bền lâu.

3. Ý nghĩa cây kim ngân

Theo Nghiên cứu của NaSa thì Kim ngân là thuộc top những loại cây lọc không khí tốt nhất, nó chuyển hóa các chất thải gây hiệu ứng nhà kính thành oxy, chi tiết cây kim ngân có khả năng lọc các loại khí thải:

  • Xylene, Formaldehyde:  Là các khí thải của xe hơi, xe gắn máy, các khí thải của ngành nhựa, đồ da, keo, sơn… Kim ngân có thể lưu trữ và làm giảm các chất này trong không khí phạm vi bán kính 5m
  • Amoniac: Đây là khí thải của các chất như thuốc lá các bộ phận linh kiện máy móc, khói thuốc lá đây là chất ô nhiễm gây đau ngực, khó thở, sưng phổi và gây ung thư phổi rất cao.

– Ý nghĩa về mặt tinh thần

  • Theo phong thuỷ phương đông Kim ngân có ý nghĩa là tài lộc, là tiền tài… Theo đó thì những cây kim ngân sẽ mang lại may mắn, tài lộc, cho người trồng nó. Đặc biệt đối với người kinh doanh thì khi trồng một cây kim ngân để hoạt động tiền tệ sẽ trở lên dễ dàng hơn, tình hình tài chính sẽ thuận buồm xuôi gió.
  • Kim ngân thường có 5 chiếc lá trên 1 cành tượng trưng cho 5 mệnh trong phong thủy là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cây không những khiến bạn cân bằng phong thủy trong sự sống tạo nên một không gian hài hòa nhất.
  • Đặt kim ngân trong nhà sẽ giúp cân bằng nguồn năng lượng tài chính từ đó thu hút được tiền tài về nhiều hơn.
  • Đây là một cây sang nên đặt cây này ở phòng khách, sẽ đạt được tôn trọng từ người khác.
  • Trồng kim ngân giúp tâm trí của bạn được bình yên, đời sống tinh thần dồi dào.
  • Đây còn là một cách tuyệt vời giúp cho nhân viên hay khách hàng của bạn được sảng khoái, thư giãn tối đa, thúc đẩy mối quan hệ công việc được trôi chảy.
  • Với mỗi chậu Kim Ngân có số lượng cây khác nhau mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Thông thường, một chậu sẽ bao gồm 1, 3, 5 cây. Vậy với số lượng cây như vậy thì ý nghĩa của chúng như thế nào?
    • Cây chỉ có 1 cây, người ta gọi là trụ thiên, mang ý nghĩa chọc trời khuấy nước. Bạn là nam nữ thanh niên có hoài bão, chí lớn thì có thể chưng một cây cạnh bàn làm việc để nhắc nhở mình luôn phấn đấu vì sự nghiệp tương lai phía trước.
    • Cây có 3 cây được bím lại với nhau, thường gọi là tam tài, tương trưng cho Thiên thời – Địa lợi – Nhân hoà. Bạn là chủ doanh nghiệp, nhà quản lý thì có thể chưng cây này trong khu vực làm việc, nhắc nhở bạn về 3 yếu tố để thành công trong cuộc sống và kinh doanh.
    • Cây có 5 cây được bím lại, gọi là ngũ phúc, tượng trưng Phúc – Lộc – Thọ – An – Khang. Bạn là người nghĩ tới gia đình, hãy đặt cây kim ngân trong nhà để các yếu tố này được phát huy tốt nhất.

– Lợi ích với đời sống

  • Kim ngân có tác dụng đuổi muỗi rất tốt
  • Có thể dùng làm quà tặng, quà trang trí làm đẹp cho ngôi nhà
  • Không tốn công chăm sóc do khả năng chịu nóng, hạn của kim ngân tương đối tốt, trồng cực dễ
  • Thanh lọc không khí, góp phần đáng kể tạo ra không gian xanh mát, thư giãn

4. Cây Kim ngân hợp với tuổi gì, mệnh nào?

Trong tiếng hán, kim tức là vàng, tiền, ánh vàng. Ngân tức là ngân lượng, kho lưu trữ. Khi ghép lại chữ kim – ngân có ý nghĩa phong thủy tiền tài của cải lúc nào cũng nhiều, chỉ tăng lên chứ không mất đi vì sẽ được thần tài bảo hộ, cất giữ.

– Về tuổi, mệnh hợp

Về bản chất, kim ngân là cây gỗ nên thuộc mệnh Mộc. Trong phong thủy thì người phù hợp nhất với cây kim ngân là người có mệnh Thủy, mệnh Hoả, mệnh Mộc vì Thủy sinh Mộc (tương hợp), Mộc sinh Hỏa (tương sinh).

Tuổi hợp

Thực ra, Kim ngân hợp với tất cả các tuổi trong 12 con giáp, nhưng phù hợp nhất có lẽ chỉ có ba tuổi là Tý, Thân và Tuất.

Với tuổi Tý, Kim ngân mang lại vận may, nắm lấy cơ hội. Với tuổi Thân, Kim ngân giữ gìn tài sản, giúp tài vận vững vàng.

Còn tuổi Tuất? Kim ngân giúp cân bằng các nguồn năng lượng chi phối tài chính của tuổi này. Mậu Tuất (1958, 2018) và Giáp Tuất (1934, 1994) được cho là rất hợp trồng Kim Ngân.

Mệnh hợp

Vì Kim ngân chủ yếu màu xanh nên rất hợp với mệnh Mộc và Hoả. Tuy nhiên mỗi mệnh cần lưu ý các điều sau:

  • Người mệnh Thổ: Thổ là đất nuôi dưỡng cây để phát triển, nhưng chính vì đó cây hút dinh dưỡng, đâm sâu vào trong đất nên sẽ tương khắc (Mộc khắc Thổ), để cân bằng, người mệnh Thổ sử dụng chậu cây màu đỏ lửa, hoặc màu cam của mệnh Hỏa sẽ cân bằng âm dương (Hỏa sinh Thổ).
  • Người mệnh Mộc: Nên chọn trồng trong chậu có dáng cao dài, thẳng đứng hoặc uống cong kiểu cách, tránh trồng trong chậu tròn hoặc có góc nhọn. Mệnh Mộc trồng trong chậu thuỷ sinh rất tốt.
  • Người mệnh Hỏa: Mệnh này tuyệt đối tránh trồng thuỷ sinh, hợp trồng trong chậu có góc nhọn hoặc có hình kim tự tháp, tránh chọn chậu vuông, chữ nhật hoặc chậu uốn lượn.
  • Người mệnh Kim: Đối với người mệnh Kim, nên trồng kim ngân trong bình thủy sinh. Kim sinh Thủy để bổ trợ âm dương hòa hợp.

– Về hướng đặt cây Kim ngân

Mua cây kim ngân về thì không đơn giản muốn đặt đâu thì đặt, vừa phải đáp ứng các yếu tố chăm sóc để cây sinh trưởng tốt, vừa phải chọn đúng hướng để cây phát huy tối đa giá trị. Trong nhà thì nên đặt chậu cây Kim ngân hướng Đông Nam, góc này rất tốt cho cây cối phát triển và phát huy ý nghĩa phong thuỷ như đã nói ở trên.

5. Cách chọn mua cây kim ngân

Cây kim ngân đạt chuẩn thường có bầu gốc to, mũm mĩm. Khi chạm tay vào thân cây thấy được sự rắn rỏi, cứng cáp. Nếu như thâm mềm, bóp nhẹ thấy bề mặt biến dạng thì chứng tỏ cây đang có hiện tượng thân bị úng, thừa nước.

Một cây kim ngân cho là khỏe mạnh thì chúng được biểu hiện phần lớn ở tán lá. Nên mua khi có lá căng bề mặt, mượt mà, dày và mọc đều. Nếu như bạn thấy những chiếc lá đang mọc thiếu cân bằng, biểu hiện khi lá bị xoan, lồi lõm thì chứng tỏ cây đang thiếu dinh dưỡng hoặc lỗi tật.

Những cây kim ngân ít tuổi dễ bị chết nếu như kỹ thuật chăm sóc kém. Bởi vậy, hãy chọn những cây có ngoại hình già đời, thân to, tán lá xanh thẫm thể hiện sự ổn định về thời gian.

– Cách lựa cây Kim ngân hợp ý

Như mua những sản phẩm thông thường, mỗi quyết định mua cây kim ngân nên dựa trên các tiêu chí khác nhau để đánh giá và lựa chọn ra cây nào phù hợp tốt nhất với các tiêu chí này. Thường chỉ cần đưa ra khoảng 5-6 tiêu chí là đủ, nhiều hơn cũng được, nhưng chỉ nên trong trường hợp cần thiết thôi. dưới đây là 5 tiêu chí gợi ý bạn tham khảo nhé:

  • Tuổi hợp & mệnh hợp: Bạn có biết rằng cùng một cây kim ngân nhưng được trồng ở các chậu khác nhau (chất liệu, kiểu dáng, màu sắc) thì ý nghĩa phong thuỷ cũng khác nhau. Đó chính xác là điều quan trọng nhất bạn phải xem xét trước khi quyết định mua một cây kim ngân. Ngoài việc xét riêng tuổi hợp, mệnh hợp từng cây, bạn phải xem xét cả chậu nữa. Trồng chậu đất và chậu thuỷ sinh cũng đã là sự khác biệt. Nhưng hãy yên tâm vì Vuoncayviet sẽ tư vấn cụ thể từng bộ cây và chậu riêng biệt sẽ phù hợp với tuổi hay mệnh nào.
  • Kích thước: Tất nhiên để cho vừa vị trí bạn muốn đặt cây rồi và cũng tuỳ vào sở thích của cá nhân nữa, có thể bạn thích những cây kim ngân nhỏ thôi, để cho bàn làm việc của mình thêm xinh xắn, hoặc bạn muốn 1 cây cỡ vừa để tăng diện tích phủ xanh lên cho thoải mái.
  • Giá cả: Hãy xác định tầm tiền bạn sẵn sàng bỏ ra để sở hữu một cây kim ngân, do kích thước, chậu và kiểu dáng cây là những tập hợp rất riêng có rất nhiều mức giá khác nhau để bạn lựa chọn. Để đơn giản mọi việc, hãy đưa ra tầm giá mình muốn.
  • Tình trạng cây: Tiến hành kiểm tra các thành phần của cây như lá (lá có vàng không, có dễ rụng không, có bị đốm trắng không), thân (nhìn thân có mượt không, có bị dập hay có chỗ nào không ổn). Thường người bán sẽ làm tốt phần này để bán được hàng, nên cũng không cần soi quá kỹ, chỉ cần đánh giá sơ bộ là được.
  • Các dịch vụ kèm theo: Hỏi người bán Kim ngân xem có thể đổi lại cây khác nếu không thích không, thời hạn được đổi cây khác là bao lâu; trường hợp cây ngã bệnh thì liên hệ ai hoặc xử lý thế nào; đổi chậu thì thêm bao nhiêu tiền; có bán những phụ kiện khác kèm theo hay không. Việc này đặc biệt quan trọng nếu bạn mua hàng trực tuyến, vì đôi khi bị các hình ảnh làm cho hoa mắt mà quên đi những yếu tố cũng quan trọng không kém.

Trường hợp có 2, 3 cây khác nhau nhưng vẫn đạt được các tiêu chí bạn đưa ra thì lúc này phải sử dụng các yếu tố cá nhân như sở thích, cảm quan, hỏi ý kiến ‘khán giả’ để quyết định.

– Nên chọn cây kim ngân trồng đất hay thủy sinh?

Cây có thể trồng thủy sinh, và bộ rễ của chúng mọc nhanh khi gặp hơi nước. Tuy nhiên tuổi thọ của chúng không cao. Cây dễ bị úng nếu mực nước chạm thân cây, nước trồng thủy sinh không đạt tiêu chuẩn cũng dẫn tới việc còi cọc, chậm phát triển.

Với nhiều năm kinh nghiệm trồng mình khuyên mọi người nên mua cây kim ngân trồng đất. Bởi nó vừa khỏe, vừa đẹp lại sống lâu. Cây càng sống khỏe, sống dai thì tiền tài của bạn càng thịnh.

– Mua Kim Ngân ở đâu?

Kim Ngân là cây tương đối phổ biến vì dễ trồng, dễ chăm sóc nên việc tìm mua một chậu cây không quá khó, bạn có thể tìm hỏi xung quanh khu vực mình sống. Ở những nơi này, bạn có thể thoải mái lựa chọn trong số rất nhiều cây và có thể nhờ chủ vườn thay chậu khác cho bạn, thậm chí nhờ họ chở đến tận nơi miễn phí.

Ngoài ra bạn còn có thể tìm mua trên một số website có tiếng về cây cảnh, chỉ cần tìm trên Google với từ khoá “cây cảnh văn phòng” hay “cây cảnh phong thuỷ” hoặc cụ thể hơn ở đây là “mua cây kim ngân” hay “mua kim ngân ở đâu” là sẽ ra hoàng loạt các website bán loại cây này.

Tuy nhiên, đa số trường hợp khi mua trực tuyến như vậy thì sản phẩm nhận được sẽ không giống hình minh hoạ đăng trên trang web. Vậy phải làm sao?

Điều đầu tiên bạn có thể làm là hỏi bạn bè người thân, những ai chơi cây cảnh xem họ có trải nghiệm dịch vụ trên trang web đó chưa và hỏi xem họ có thể chia sẻ một chút kinh nghiệm khi mua ở đơn vị đó được không, nếu phản hồi bạn nhận được không quá tích cực thì đừng quá vội mà không mua ở đấy, cứ coi đó như thông tin giúp ích cho bạn thôi, và hãy quyết định mua hay không khi thực sự trao đổi với nhân viên bán hàng của trang web đó.

Điều thứ 2 bạn có thể làm là khi hỏi thông tin về một sản phẩm nào đó, hãy nhờ nhân viên tư vấn / bán hàng chụp ảnh thực tế của sản phẩm. Tại sao? Vì khi bạn mua thì bạn trả tiền cho một trong số những chậu được gửi qua chứ không phải hình minh hoạ trên web.

Tất nhiên sẽ có khi bạn nhận được câu trả lời nói qua loa “sản phẩm thực tế như hình đấy anh / chị ơi”, mặc dù có thể đúng thật, thì bạn đừng nghe thế mà xuôi lòng, nhân viên tư vấn tận tình là người luôn sẵn sàng phục vụ khách dù là yêu cầu nhỏ nhất, miễn sao bán được hàng. Vậy nên ai mà ngại không đáp ứng được yêu cầu đơn giản đến thế thì bạn có thể hình dung ngay dịch vụ sau mua sẽ thế nào rồi đúng không?

– Giá cây Kim Ngân

Giá kim ngân xoắn vào khoảng 150-180K/ cây

Kim ngân thủy sinh có giá khoảng 250.000-270.000

6. Cách chăm sóc cây kim ngân

Kiến thức chăm sóc kim ngân quả thực không thiếu, nhưng không hiểu vì sao rất ít được chú trọng cung cấp đầy đủ. Vậy nên, phần này mặc dù tương đối dài nhưng sẽ rất có ích cho bạn khi muốn cây Kim ngân đi cùng mình theo năm dài tháng rộng.

– Cách tưới nước cho cây kim ngân

Khi trồng trong nhà, kim ngân là dòng thực vật không ưa nước, vì vậy sẽ dễ bị ngập úng khi tưới quá nhiều dẫn tới tình trạng cây bị thối thân.

Khi hệ thống đất trồng đúng kỹ thuật, mùa mưa ẩm trong một tuần chỉ cần tưới 1 lần duy nhất, vào mùa khô hạn thì có thể tưới 2 lần/tuần hoặc nhiều hơn.

Hãy chú ý quan sát lớp đất của cây. Nếu đất mau khô chứng tỏ đất trồng không tơi xốp. Nếu đất mọng nước chứng tỏ phần đáy nước đã bị đọng lại.

Khi tưới nhớ tưới xung quanh cây. Chậu nhỏ nên nước thoát rất nhanh nên nếu bạn tưới một bên thì phần còn lại không nhận được nước.

– Độ ẩm phù hợp cho cây kim ngân

Kim ngân là cây thích ẩm, nên đừng đặt ở những vị trí có không khí khô, nóng (kiểu như bị sấy khô, sạch nước). Trường hợp không đạt được độ ẩm cần thiết thì có thể dùng máy làm ẩm không khí đặt gần cây hoặc đặt chậu Kim ngân lên một khay đá cuội có nước (nhớ đừng cho nước thấm vào đất trong chậu).

Ở bên Tây thì người ta còn nghĩ ra các đặt cây trong một cái chụp (như lồng bàn) có lỗ để cây thở hoặc trong một lồng kính lớn hơn vừa giữ ẩm vừa mang tính trang trí.

Làm sao để chăm sóc kim ngân đúng cách

– Cây Kim Ngân chỉ cần sáng vừa phải

Kim ngân chuộng sáng nhưng nên tránh ánh nắng trực tiếp, vì rọi trực tiếp làm cây dễ cháy lá, nên nếu đặt gần cửa sổ mà hay có nắng rọi vào thì bạn nên đặt nó sang vị trí phù hợp hơn nhé.

Kim Ngân một loại cây trồng trong nhà bởi không cần quá nhiều ánh sáng lại tốt cho không khí, dễ thích nghi trong mọi môi trường. Kim ngân lớn tốt với ánh sáng nhân tạo từ bóng đèn khi để trên bàn làm việc.

Để cây phát triển tốt hơn, hãy cho ra ánh sáng tự nhiên 1 lần trong tuần. Nhưng cần tránh ánh nắng trực tiếp và những ngày nhiệt độ tăng cao. (Mình thường để ngay cạnh cửa sổ là tốt nhất).

– Cây kim ngân cần nhiệt độ phù hợp

Ngoài tự nhiên cây sống tốt ở mọi nhiệt độ từ 10 đến 40 độ C. Còn khi trồng trong phòng thì nhiệt độ phù hợp sẽ từ 15-25 độ C.

Một số lưu ý là cây kim ngân sẽ dễ bị sốc nhiệt khi chuyển từ nơi quá nóng sang nơi lạnh, hoặc ngược lại. Vì vây, khi mới mua về đừng vội bỏ vào phòng lạnh đột ngột.

Hãy đặt vào phòng khi nhiệt độ bình thường, khi đã quen với nhiệt độ phòng thì bạn có bật điều hòa cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới sự sống bình thường của cây.

Đặc biện lưu ý, khi đang trong phòng máy lạnh chớ mang cây ra nắng để phơi.

– Đất trồng kim ngân trong chậu tiêu chuẩn gồm

  • Phần đáy chậu buộc phải lót sỉ (dạng viên) để nước có thể dễ dàng thoát, tránh việc ngập úng.
  • Đất thịt được trộn đá Perline giúp thoáng đất, rễ mọc nhanh đồng thời rễ cây cũng cần oxy để lớn nhanh.
  • Đất TS2  – đây là thành phần giúp kích thích rễ cây kim ngân lớn mạnh mẽ trong môi trường chậu chật hẹp. Điều này rất quan trọng, để cây dễ dàng hút nước và chất dinh dưỡng một cách nhanh chóng.
  • Phân bón vừa đủ để cây phát triển từ 6 tháng – 1 năm. Do đó người mua về chỉ việc tưới nước và tắm nắng.

Mỗi năm nên dành thời gian thay đất cho cây Kim ngân, đất mới thì nhiều dưỡng chất hơn, vì đất cũ đã bị hút hết rồi. Dù có thể bón phân thêm nhưng khuyên không nên làm vậy.

Các loại đất trồng

Trường hợp thay đất mà đổi luôn chậu thì nhớ đừng thay chậu quá lớn so với chậu cũ nhé, lớn hơn một tí là được rồi.

– Cách bón phân cho cây kim ngân

Khi trồng trong nhà, năm đầu tiên không nên bón phân. Sau đó, bạn có thể sử dụng phân bón trộn với nước để tưới vào mùa hè. Mùa xuân, thu, đông thì không nên bón.

Phân bón cho cây kim ngân được dùng phổ biến là NPK 20-20-10 được hòa với tỉ lệ 10g/1lít nước. Hoặc bạn có thể mua những gói phân tan chậm tại tiệm cây cảnh.

– Một số vấn đề thường thấy ở cây Kim ngân và cách xử lý

Lá bị vàng

Cây Kim ngân bị vàng lá là dấu hiệu của việc tưới quá nhiều nước, vì vậy nên để cho đất ráo nước rồi mới tưới lần kế tiếp, tưới liên tục trong tình trạng lá bị vàng sẽ làm tình hình ngày càng tồi tệ.

Nếu như nguyên nhân là do đất và chậu. Thì cần phải thay thế dần phần đất ở đáy chậu và xung quanh cây kim ngân (chiếm 30% số đất có trong chậu). Tăng lượng sỉ đáy chậu để nước dễ thoát hơn.

Lá bị nâu

Không đủ độ ẩm thì lá cây Kim ngân sẽ chuyển sang màu nâu, lúc nãy hãy tăng độ ẩm lên, đồng thời cung cấp đủ nước cho cây. Kim ngân cũng rất nhạy với thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Rụng lá

Nếu bạn di chuyển cây Kim ngân quá thường xuyên thì cây sẽ bị tình trạng này, như một cô gái khó chịu, cây sẽ phản kháng bằng cách rụng lá nếu bạn liên tục đặt cây từ chỗ này qua chỗ khác. Vậy nên đừng di chuyển nó quá nhiều. Trường hợp cây mới mua về mà bị rụng lá thì cũng đừng lo quá, chỉ là dấu hiệu của việc bị di chuyển thôi.

Kim ngân bị thối gốc

Hầu hết cây bị hỏng gốc, rễ hay thân thường gặp do tưới nước nhiều. Cần sớm lấy cây ra khỏi chậu, kiểm tra tình trạng. Nếu bộ phận đã chuyển sang màu vàng hay nâu thì cây không thể cứu được.

Kim ngân còi cọc cây chậm lớn

Biểu hiện ở phần lá non mới ra thường bị xoan, cây ra nhiều lá nhưng lá rất bé và thiếu sự cần bằng.

Khi bạn thấy cây kim ngân mọc quá nhiều mầm nhưng lá bé, đó không phải là dấu hiệu đang phát triển tốt. Mà là do cây đang cảm thấy mình thiếu sức sống, phản ứng sinh tồn nên cố gắng vươn mầm sống. Điều đó phản ánh bộ rễ có vấn đề. Có thể do vi khuẩn có hại phá hủy các lông hút ở đầu rễ cây hoặc do không đủ khoảng trống để rễ cây mọc ra.

Phương pháp giải quyết thường là sử dụng thuốc kích rễ TS2 pha trộn với đất, tuy mất công và tăng chi phí nhưng đây lại là điều hết sức cần thiết.

Đất đọng nước cũng là nguyên nhân xuất hiện vi khuẩn có hại cho cây kim ngân. Bạn chú ý tình trạng của đất và nên thay đất nếu như tình hình trở nên tồi tệ.

Thân và lá kim ngân bị khô héo

Ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp chính là nguyên nhân gây nên tình trạng mất nước, sốc nhiệt. Lá bắt đầu mềm nhũn, héo rũ xuất hiện ở cây kim ngân.

Khi đó, bạn hãy cắt bỏ lá héo úa, nếu nặng chỉ nên để lại 3 lá để cây quang hợp. Tưới nước đầy đủ, nhưng tuyệt đối không nên tưới phân vào thời điểm này. Hãy đợi cây khỏe trở lại, rồi bón thêm phân.

Sau một thời gian ổn định, nên thay đất trồng.

7. Kim ngân có độc không?

Có rất nhiều người thắc mắc xem cây kim ngân có độc hay không?

Hiện tại chưa có nghiên cứu chỉ ra rằng lá và thân cây kim ngân gây ra độc tố khi ăn phải. Tuy nhiên, nó không phải là thực phẩm mà con người có thể ăn và tiêu hóa dễ dàng. Vì vậy, nên để xa tầm tay trẻ em.

Ngược lại trong quả của cây kim ngân lại có chứa axit béo cyclopropenoid và chất CPFA. Trong một nghiên cứu về P.watera, họ cho 6 con chuột ăn hạt. Trong số đó, 5 con đã chết sau khi ăn hạt. Con chuột còn sống các cơ quan bao gồm dạ dày, gan, tuyến tụy, thận, phổi đều bị hỏng.

Nhưng rất may mắn, ở Việt Nam cây kim ngân trồng trong nhà rất ít khi ra hoa và quả. Và nếu có bạn hãy để quả của nó tránh xa tầm tay trẻ em.