Cây Dứa Cảnh Nến – Lý do khiến dân văn phòng phát cuồng

Theo phong thủy thì dứa cảnh nếncây cảnh đại diện cho một tình yêu bùng cháy, thể hiện sự chào đón, vui tươi của gia chủ đến với người trồng, cùng chúng tôi tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cũng như ý nghĩa phong thủy mà loài cây này mang tới cho bạn như thế nào nhé.

1. Cây dứa cảnh nến đỏ là cây gì?

  • Tên gọi: cây dứa cảnh nến đỏ
  • Tên gọi khác: cây dứa cảnh lệ, cây dứa cánh sen, cây ngôi sao đỏ, cây ngọn lửa đỏ, cây phong lộc hoa,…
  • Tên khoa học: Tillandsia imperialis
  • Họ thực vật: Bromeliaceae
  • Phân bố: châu Mỹ như nước Ecuador và Mexico

2. Đặc điểm của cây dứa cảnh nến

Đặc điểm nổi bật của cây dứa cảnh nến đỏ là hoa của nó mọc thành một cụm rực rỡ ở giữa và vươn thẳng lên như cây nến, nổi bật giữa những tán lá xanh. Đây là loài cây thuộc thân cỏ, lá dài, màu xanh non. Lá xếp hoa thị sát gốc tạo thân giả, sống phụ sinh.

Sau khi khoảng được 3 năm tuổi, cây dứa cảnh nến đỏ mới ra hoa. Lúc này, nó mới thực sự đem lại tài lộc, may mắn cho gia chủ.

3. Ý nghĩa của cây dứa cảnh nến

Dứa cảnh nến đỏ có hoa như một ngọn lửa bùng cháy tượng trưng cho tình yêu và mang ý nghĩa tượng trưng cho ngọn lửa thắp sáng đem lại sự yên ấm, hạnh phúc và sự sum vầy gia đình. Chính vì vậy nên dứa cảnh nến đỏ thường được mua tặng vào các dịp lễ Tết thể hiện tình cảm với người thân yêu mà mang ý nghĩa cầu chúc một năm mới sung túc, sum vầy và hạnh phúc.

Hoa dứa cảnh có màu đỏ rực rỡ, dáng vẻ vừa kiêu sa vừa phóng khoáng thể hiện sự chào đón, vui tươi niềm nở của gia chủ. Hình dáng cây như một ngọn nến pháo rực rỡ như mừng vui, chào đón.

Cây có lá xanh, màu hoa đỏ rực rất hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Kim. Những người mệnh  này nên bày một cây dứa cảnh nến đỏ trong văn phòng hoặc trên bàn làm việc thể hiện tính cách nhiệt tình, phóng khoáng, tạo ấn tượng tốt với người xung quanh. Cây dứa cảnh còn giúp mang lại may mắn cho công việc. Cây chính là ngọn lửa luôn cháy sáng để giúp chủ nhân luôn cháy bỏng niềm đam mê, nghị lực và khát vọng, nhờ vậy, công việc sẽ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng đạt được thành công.

Cây dứa cảnh nến

Theo quan niệm khi cấy dứa nến cảnh có cụm hoa ở đỉnh xếp lên nhau tạo thành hình ngôi sao, ở bên trong sẽ có hoa nhỏ màu trắng ngà thì đó là sự may mắn của một năm mới tài lộc sung túc sẽ đến với gia chủ. Thường loại hoa màu trắng ngà này chỉ xuất hiện ở cây dứa nến cảnh 3 năm tuổi mà thôi.

4. Cây dứa cảnh nến phù hợp với mệnh gì? Tuổi gì?

Hoa đỏ rực của cây dứa cảnh nến rất hợp với những người mang mệnh Hỏa, mệnh Kim và những người tuổi Sửu. Đặt một chậu dứa nến trên bàn làm việc giúp mang lại may mắn trong công việc. Hoa đỏ sẽ tượng trưng cho ngọn lửa luôn chảy bỏng với đam mê, thể hiện nghị lực và khát vọng để đạt được thành công.

Cây dứa cảnh nến đỏ hợp với người tuổi Sửu

Theo phong thủy, cây dứa cảnh có thể trợ giúp người tuổi Sửu kiếm được nhiều tiền hơn và cảm thấy thoải mái. Tốt nhất người tuổi Sửu nên đặt một chậu cây dứa cảnh ở bên trái bàn làm việc.

Gia chủ Kỷ Sửu là người mệnh Hỏa (Thích Lịch Hỏa – Lửa sấm sét) nên theo phong thủy ngũ hành chủ nhà nên chọn cây cảnh có hoa và lá màu xanh lá cây hoặc đỏ, hồng, cam, tím như: Hoa trạng nguyên, phát tài, phát lộc, cây sung cây phú quý, cây lộc vừng, cây kim tiền, cây hồng môn, cây tùng, cây bạch mã hoàng tử, cây hoa cúc, hoa mai, cây tre cảnh, cây trúc… sẽ giúp gia chủ làm ăn phát đạt, giàu sang phú quý.

– Cây cảnh phong thủy cho người tuổi Tân Sửu – mệnh Thổ

Chủ nhà tuổi Tân Sửu là người mệnh Thổ (Bích Thượng Thổ – Đất tò vò) do đó theo phong thủy ngũ hành gia chủ nên chọn cây cảnh màu đỏ, hồng, cam, tím hoặc nâu như: Cây hồng môn, vạn lộc, sống đời, cây hoa đào, cây hoa đồng tiền, cây hoa giấy, cây hoa hồng, cây hoa sứ, cây hoa trạng nguyên… sẽ mang lại nhiều tài lộc cũng như may mắn cho gia đình.

– Cây cảnh phong thủy cho người tuổi Quý Sửu – mệnh Mộc

Người tuổi Quý Sửu là người mệnh Mộc (Tang Đố Mộc – Gỗ cây dâu) nên theo phong thủy ngũ hành chủ nhà nên chọn cây cảnh có màu xanh dương và xanh lá như: Phát tài, tùng, trúc, cúc, mai, thiên tuế, vạn tuế, cây tình yêu, thanh tâm, tùng la hán, ngọc bích, sen, xương rồng, phát tài ,kim ngân, ngọc ngân, cây đế vương, cây cau cảnh… sẽ giúp gia đình luôn an khang thịnh vượng.

– Cây cảnh phong thủy cho người tuổi Ất Sửu – mệnh Kim

Gia chủ Ất Sửu là người mệnh Kim (Hải Trung Kim – Vàng dưới biển). Theo phong thủy ngũ hành thì chủ nhà nên chọn mua cây cảnh có màu nâu, màu trắng như: Cây ngọc ngân, kim phát tài, cây đế vương, cây búp sen, cau nhật, phát tài, cọ nhật, trúc phát tài, cây may mắn… sẽ giúp gia đình tăng sự ấm no và hạnh phúc.

5. Những lý do khiến dân văn phòng phát cuồng vì cây dứa cảnh nến đỏ

Có tính thẩm mỹ cao: Cây dứa cảnh nến đỏ có vẻ ngoài đẹp bất chấp, khiến chị em văn phòng luôn phát cuồng với vẻ đẹp vừa rực rỡ, kiêu sa, vừa đài các, quyến rũ khác lạ. Canh xanh tốt quanh năm nên càng khiến chúng trở nên đắt giá cho việc trang trí văn phòng công sở.

Thích hợp trưng bày ở mọi vị trí: cây dứa cảnh nến đỏ là một loại cây hoa có thể đáp ứng mọi nhu cầu về sở thích, làm đẹp, trang trí không gian sống, làm việc. Cây có thể đặt trên bàn làm việc, đặt ở góc phòng làm việc, cửa sổ, tủ hồ sơ, hành lang, quầy lễ tân… Với mỗi vị trí, có thể chọn cây trồng ở những chậu có kích thước khác nhau để tạo sự hài hòa trong không gian. Cây có cụm hoa rực rỡ thường được dùng làm cây trồng trong sân vườn, công viên, xí nghiệp, quán cà phê,…

Cây rất dễ trồng và chăm sóc: Cây dứa cảnh nến đỏ có tốc độ phát triển trung bình, cây có thể phát triển tốt trong điều kiện che bóng một nửa. Nhu cầu nước cung ở mức trung bình. Cây có thể nhân giống bằng cách tách bụi hoặc trồng cây giống trên nền đất đã chuẩn bị. Cây có nhu cầu nước thấp nhưng đất phải đảm bảo đủ ẩm nên cần tưới nước ít nhất một tuần/lần. Cây có thể sống trong môi trường nội thất rất tốt nên lưu ý mỗi ngày cho cây phơi nắng dịu khoảng 30 phút.

Cây trồng khoảng ba năm sẽ nở hoa và chỉ nở hoa một lần duy nhất, nên thường được cho rằng khi nhà ai có hoa dứa cảnh nến nở thì sẽ gặp được nhiều may mắn. Có thể bón dung dịch dinh dưỡng cho cây 1 lần/tháng để cây sinh trưởng tốt hơn giữ được độ xanh bóng mượt mà của lá. Để cây giữ được dáng vẻ đẹp ban đầu thì cần thường xuyên cắt tỉa các lá bị hư, héo úa. Giữ cho lá cây luôn sạch, không bám bụi để cây qunag hợp tốt hơn, lá xanh. Chăm sóc tốt để cây đén kỳ nở hoa, đem lại may mắn cho gia chủ.

6. Cách trồng và chăm sóc cây dứa cảnh nến

– Cách trồng cây dứa cảnh nến

Đất trồng cây Dứa Cảnh Nến: Bạn có thể trồng cây Dứa Cảnh Nến ở chậu thủy tinh, chậu xứ, sành,… Dứa Nến ưa phát triển trên nền đất tơi xốp, thoáng khí và giữ ẩm tốt. Bạn có thể dùng hỗn hợp đất trồng, phân chuồng hoai mục, có thể thêm than củi để lâu ngày.

Bạn có thể trồng cây theo 2 cách

Cách 1: Nhân giống cây Dứa Nến bằng cách tách cây dứa cảnh nến con khoảng 7,5cm từ cây mẹ sau đó đem trồng.

Cách 2: Trồng cây con

Khi trồng xong mỗi tuần cho cây tiếp xúc với ánh sáng 2 – 4 tiếng giúp cây quang hợp tốt điều kiện bên ngoài, không nên để cây quá lâu trong nhà. Đặt cây Dứa Cảnh Nến trong bóng râm, tốt nhất là đặt cây ở hướng Đông hoặc hướng Tây.

– Cách chăm sóc cây dứa cảnh nến

Ánh Sáng: Cây Dứa Cảnh Nến đặt ở trong phòng kín thì ta nên để chậu cây ở gần cửa sổ để cây có thể đón nhận tốt lượng ánh sáng từ bên ngoài cửa sổ, ngoài ra bạn có thể để chậu cây ở gần bể, hồ cá cảnh để cây hấp thu được ánh sáng ngắn từ đèn hồ cá. Chúng ta nên cung cấp ánh sáng tự nhiên cho cây là cách tốt nhất đối với các loại cây cảnh, bằng cách thỉnh thoảng đem cây ra ngoài trời để cây hấp thụ được ánh sáng trực tiếp từ tự nhiên.

Nước: Với điều kiện không khí bình thường để cây phát triển tốt và khỏe manh, thì ta nên tưới nước cho cây Dứa Cảnh Nến với số lần từ 2 đến 4 lần trên 1 tuần. Nếu trong điều kiện không khí lạnh, độ ẩm cao thì ta nên giảm bớt lượng nước tưới. Nếu cây Dứa Cảnh Nến trồng trong nhà mà có biểu hiện là lá bắt đầu cong xuống, thì đó là dấu hiệu của sự mất nước của cây. Để khắc phục tình trạng này ta cần nhấn chìm cả cây với nước trong đêm, sau đó thì bắt đầu lịch trình tưới nước bình thường.

Nhiệt Độ: Cây Dứa Cảnh Nến là cây cảnh có bộ rễ vô cùng khỏe mạnh nên cây có thể sống ở bất cứ nhiệt độ và môi trường nào. Nhưng nhiệt độ thích hợp để cây phát triển tốt nhất là từ 10oC đến 30oC.

Bón phân: Cây Dứa Cảnh Nến là cây cảnh không nhất thiết phải bón phân, nhưng nếu muốn làm tăng tốc độ và sự phát triển của cây thì ta có thể tìm loại phân dành riêng cho cây Dứa Cảnh Nến ở các cửa hàng, đại lý cây cảnh.

– Một số bệnh thường gặp ở cây dứa nến cảnh

  • Gốc rễ của cây bị thối rữa từ bên dưới do đất quá ẩm ướt, khiến cho lá cây vàng và cây sẽ bị chết nếu để lâu
  • Lá cây bị đốt cháy do sử dụng quá nhiều phân bón
  • Lá cây không xanh, bóng mượt do bị thiếu ánh sáng
  • Độ ẩm thấp khiến lá bị cong, cuộn lại

Một số bệnh thường gặp ở cây dứa cảnh nến 

Các bệnh trên đều tác động trực tiếp đến quá trình ra hoa của cây sau này nên mọi người chú ý chăm sóc theo đúng quy trình. Thường loại cây này sẽ nở hoa vào cuối mùa đông và qua giữa hè nên cần có cách chăm sóc cho phù hợp.

Cây dứa cảnh nến mang một vẻ đẹp rất riêng ẩn chứa ý nghĩa về việc chiêu tài lộc và mang lại may mắn cho gia chủ. Không những thế một cây dứa cảnh nến để bàn còn tượng trưng cho ngọn lửa sáng, ấm áp của tình yêu mang lại sự yên ấm, hạnh phúc và sum vầy gia đình. Bao nhiêu ý nghĩa cùng ẩn chứa trong một chậu cây xinh xắn, đẹp mắt như vậy mà lại không biết chăm sóc thì thật quá uổng.