10 ngày ăn chay trong tháng là những ngày nào?

Ăn chay là gì?

Ăn chay còn gọi là trai giới hay ăn lạt, là chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả,…), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong, bơ, phô mai, kem, đạm váng sữa. Hoàn toàn không sử dụng các loại thịt (thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản, côn trùng) hoặc kiêng ăn các thực phẩm có được từ quá trình giết mổ như (chả, giò, mắm, ruốc, thịt hun khói…)

Tham khảo: Wikipedia

10 ngày ăn chay trong tháng là hững ngày nào?

Đó là những ngày mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 trong tháng âm lịch. Theo Luật học, lựa chọn 10 ngày trai trong tháng là một bí pháp mà Đức Chí Tôn ban cho trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ và có tính dương khí, ứng với 10 ngày đạt Đạo của 10 vị Phật:

  • Ngày mùng 1 là ngày đạt Đạo của Định Quan Phật.
  • Ngày mùng 8 là ngày đạt Đạo của Dược Sư Như Lai.
  • Ngày 14 là ngày đạt Đạo của Phổ Hiền Bồ Tát.
  • Ngày 15 là ngày đạt Đạo của A Di Đà Như Lai.
  • Ngày 18 là Ngày đạt Đạo của Quan m Bồ Tát.
  • Ngày 23 là ngày đạt Đạo của Thế Chí Bồ Tát.
  • Ngày 24 là ngày đạt Đạo của Địa Tạng Vương Bồ Tát.
  • Ngày 28 là ngày đạt Đạo của Tỳ Lư Đà Na Phật.
  • Ngày 29 là ngày đạt Đạo của Dược Dương Bồ Tát.
  • Ngày 30 là ngày đạt Đạo của Thích Ca Như Lai.

ĂN CHAY THÁNG 10 NGÀY BẮT NGUỒN TỪ ĐÂU?

Phật giáo quan niệm rằng, ăn chay (lạt, trai giới) là phương thức để nuôi dưỡng lòng từ bi, tinh thần bình đẳng với vạn vật xung quanh đồng thời giảm bớt nghiệp sát sinh mang lại tâm thái thanh tịnh cho phật tử.

Có hai hình thức ăn chay là chay trường tự nguyện suốt đời dùng chất thanh đạm và chay kỳ phát nguyện ăn chay dựa vào những kỳ nhất định theo các ngày trong tháng, trong năm.

Số ngày trai giới tùy thuộc vào lòng tin cũng như điều kiện của mỗi người, Phật giáo không bao giờ ra quy định hay ép buộc các tín đồ của mình thực hiện. Thực tế, các phật tử thường lên lịch ăn chay 10 ngày trong tháng hay còn gọi thập trai.

Xét về nguồn gốc ăn chay tháng 10 ngày, theo tài liệu Buddhismtoday có viết trai giới như một pháp môn tu đầu tiên, ăn chay tháng 10 ngày, các ngày được phân bố đều trong tuần của các tháng là để nhắc nhở bản thân thường xuyên tu tập, mở rộng lòng từ bi, tránh sát sinh vạn vật để làm thực phẩm cho mình.

Mọi sự vật trên đời đều có duyên khởi, ảnh hưởng tác động cộng sinh lẫn nhau. Lịch ăn chay 10 ngày trong đó có ngày 30 cuối tháng nhằm nhắc nhở phật tử nhớ đến tháng cũ đã qua phải sống ý nghĩa chăm chỉ hơn trong tháng mới, một tháng cũ khép lại chính là khởi điểm cho tháng mới.

Ý NGHĨA CỦA ĂN CHAY 1 THÁNG 10 NGÀY

Theo Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện:” Mười ngày trai giới các tội nhóm họp định kỳ nặng nhẹ. Nếu trong 10 ngày này trai đối trước Phật Bồ tát, tượng của các bậc thần thánh đọc tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn nguyện kinh không chỉ tự mình tiêu tan khỏi nạn mà bốn hướng Đông Tây nam Bắc cách 100 do tuần ( 4000 dặm) không có các tai nạn”.

Ăn chay 10 ngày có tính cách dưỡng khí tương ứng với 10 ngày đạt đạo của 10 vị Phật về phần Đạo ta được thọ truyền Bửu Pháp. Về mặt đời (hữu vi), tập cho ta được tính từ bi, bác ái, nhẫn nhục, hỉ xả và lại ít sinh bệnh hoạn .

  • Ngày mùng 1, trai giới kết hợp niệm danh hiệu Phật Định Quang giúp tiêu trừ các tội nghiệp chướng.
  • Ngày mùng 8, ăn chay cùng với niệm danh hiệu Phật Dược Sư Như Lai giúp tiêu trừ tội nghiệp chướng, tăng trưởng công đức.
  • Ngày 14, ăn chay trì tụng danh hiệu 1000 vị Phật thì sẽ tiêu trừ các điều ác, phát sinh các điều thiện.
  • Ngày 15, ở cõi Trời Tứ Thiên Vương xuống trần đi tuần khắp cõi nhân gian, dò xét việc thiện ác của chúng sanh. Trai giới, niệm danh hiệu Phật A Di Đà trong ngày này sẽ được tiêu trừ sát sinh, điều xấu sinh trưởng trí tuệ, an vui.
  • Ngày 18, niệm danh hiệu Địa Tạng Bồ Tát cùng với ăn chay sẽ giúp tiêu trừ tội nghiệp chướng, tăng trưởng tuổi thọ.
  • Trai giới ngày 23, niệm danh hiệu Đại Thế Chí Bồ Tát thì được tiêu trừ tội nghiệp chướng, sát sinh.
  • Ngày 24, phật tử ăn chay kết hợp hồi hướng niệm danh hiệu Phật Tỳ Lô Giá Na thì được tiêu trừ tội nghiệp chướng, diệt trừ phiền não, tăng trưởng trí tuệ.
  • Ngày 29, phật tử ăn chay, niệm danh hiệu Dược Vương Bồ Tát thì được diệt trừ các tật bệnh, ác nghiệp, tăng trưởng thiện nghiệp.
  • Ngày 30, phật tử ăn chay hồi hướng niệm danh hiệu Phật Thích Ca Mâu Ni thì được tăng trưởng phước đức, thành tựu Bồ Đề.
Tại sao đức Phật không chọn ngày khác mà lại chọn mùng 1 và 15  âm lịch?

Theo thầy Thích Giác Hoàng (Trang tin Đạo Phật ngày nay) thì việc thành lập truyền thống tụng giới của Tăng đoàn là vì nhu cầu chung. Đức Phật không bao giờ đặt ra một đạo luật, giới điều để thiết chế tăng đoàn khi sự kiện đó chưa xảy ra.
Ngày Bố tát (ngày chư Tăng nhắc nhở nhau về giới pháp để tu hành) cũng tương tự, không phải do Đức Phật tự đặt ra mà do vua Tần-bà-sa-la thưa với Đức Phật chọn ngày truyền thống tổ chức.
Theo đó, họ biết quy tụ vào ngày mùng 8, 14, 15 của nửa tháng đầu, tương tự tụ họp vào ngày 23, 29 và 30 cho nửa tháng sau ở tại một nơi để thuyết giảng cho cho tín đồ.

Cũng theo câu chuyện trên, Đức Phật không rập khuôn với những truyền thống khác mà chỉ cho phép các vị Tỳ-kheo tụng giới và kiểm thảo vào ngày 14 hoặc ngày 15 và tương tự cho nửa tháng sau là cuối tháng hoặc đầu tháng tới.

Đó là nguyên nhân Phật giáo có ngày hội họp vào 14 hoặc 15, cũng như 30 cuối tháng hoặc đầu tháng (âm lịch) của mỗi tháng, đương nhiên là chư Tăng sẽ ăn chay vào những ngày này.

Tại sao khi Phật tử phát tâm ăn chay một tháng: 4 ngày, 6 ngày, 10 ngày thì lại chọn một vài ngày khác như là mùng 8, 14 , 23, 24, 28 và 29?
Các ngày đó được phân bố đều trong tuần của tháng. Để nhắc nhở các Phật tử thường xuyên tu tập tâm từ bi đến với các loài động vật mà không nỡ giết để làm thực phẩm cho mình.

Đấy cũng là phương pháp gieo nhân lành, tránh nghiệp sát để kiếp sau khỏi phải trả nợ máu cho chúng sinh. Được biết, truyền thống này cũng được các Phật tử tại Ấn Độ thời đức Phật còn tại thế đã thực hiện tu tập Bát Quan Trai Giới (thọ trì 8 giới, tập tu giống như một vị xuất gia trong một ngày).

Hướng dẫn ăn chay đúng cách đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng

Chọn hình thức ăn chay phù hợp với đối tượng

Để đảm bảo ăn chay đầy đủ và đúng cách, trước tiên bạn cần chú ý chọn hình thức ăn chay phù hợp với thể trạng của bản thân.

Đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú… nên áp dụng các kiểu ăn chay linh hoạt ví dụ ăn chay kết hợp có ăn trứng và sữa, ăn chay theo ngày xen kẽ với ăn mặn hoặc một buổi chay, một buổi mặn.

Những đối tượng còn lại có thể trạng tốt có thể chọn hình thức ăn chay tùy thuộc vào nhu cầu của bản thân.

Sắp xếp khẩu phần ăn, thời gian hợp lý

Muốn ăn chay đầy đủ và đúng cách thì cần đảm bảo sắp xếp khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng, thời gian và số lượng bữa ăn trong ngày hợp lí. Các bữa ăn cần được đa dạng từ nhiều loại thực phẩm chay giả mặn, chế biến phù hợp. Ví dụ bữa sáng thì nên ăn các món ăn giàu năng lượng nhưng dễ tiêu. Bữa trưa và bữa tối cần chế biến các món ăn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cải thiện khẩu vị. Chú ý cân bằng các loại thức ăn chứa nhiều đạm thực vật và các loại dưỡng chất khác để bữa ăn được đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

Lựa chọn nguyên liệu kỹ càng, cẩn thận

Bên cạnh đó, việc lựa chọn nguyên liệu nấu đồ ăn chay cần được tiến hành một cách kĩ lưỡng và cẩn thận. Người ăn chay nên chế biến bằng các phương pháp như luộc, hấp, chần,..

Tìm và bổ sung thêm chất dinh dưỡng

Nếu không biết bố trí bữa ăn một cách đa dạng có thể làm cơ thể bạn thiếu hụt dưỡng chất trầm trọng vì mỗi loại thực phẩm chay đều không thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Chính vì vậy, bạn cần phải biết kết hợp chúng lại như cháo ăn với đậu xanh, sữa và ngũ cốc tránh ăn một món đơn độc.

Chế độ ăn hàng ngày của một người bình thường cần phải đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng:

  • Thứ nhất là bột đường có trong gạo, khoai, bắp, lúa mì và các loại ngũ cốc.
  • Thứ hai là chất đạm, có nhiều trong các loại đậu.
  • Thứ ba là chất béo có từ các loại hạt có dầu như đậu nành, mè, đậu phộng, hạt hướng dương, hạt gấc…
  • Thứ tư là vitamin và khoáng chất có trong các loại rau, củ quả và trái cây.

Thực đơn gợi ý cho bữa ăn chay

  • Sáng: Mì bò viên chay, bún xào, bánh mì bơ đậu phộng, bánh bao, bún riêu chay.
  • Giữa buổi: Sữa chua, dâu tây trộn sữa, trái cây.
  • Trưa: Cơm, đậu hủ xốt cà chua, canh cải xanh và trái cây tráng miệng.
  • Chiều: Khoai lang hoặc một ly sữa đậu nành.
  • Tối: Cơm, khổ qua hầm, canh cải thảo, hoặc mì, canh bí xanh, nấm kho…

Dù bạn lựa chọn hình thức ăn chay nào, thì ăn chay đầy đủ và đúng cách vẫn là tiêu chí cần được đặt lên hàng đầu.